Tư vấn chọn bệnh viện khám sức khỏe cho người nước ngoài

Khác với khám sức khỏe cho người Việt, bệnh viện khám sức khỏe cho người nước ngoài tại nước ta sẽ cần đảm bảo tuân thủ theo những quy định khác biệt.

Bạn đang đọc: Tư vấn chọn bệnh viện khám sức khỏe cho người nước ngoài

1. Vì sao người nước ngoài tại Việt Nam cần chú trọng chọn nơi khám sức khỏe?

Khi chọn nơi thăm khám, người nước ngoài cần hiểu rõ những tiêu chuẩn mà pháp luật quy định.

1.1. Cơ sở pháp lý quy định cơ sở khám cho người nước ngoài

Một số điều luật mà người ngoại quốc tại Việt Nam cần lưu ý khi khám sức khỏe:

Về thẩm quyền cơ sở y tế

Bệnh viện tầm soát cho người nước ngoài phải đảm bảo đủ điều kiện thăm khám theo công văn số 143/KCB – PHCN & GĐ/ Ngày 05/02/2015 của Cục Khám chữa bệnh – Bộ y tế. Công văn này ban hành danh sách các cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe có yếu tố nước ngoài (Thông tư số 14/2013/TT – BYT).

Tư vấn chọn bệnh viện khám sức khỏe cho người nước ngoài

Khi chọn nơi khám, người nước ngoài cần hiểu rõ những tiêu chuẩn pháp luật quy định

Về thẩm quyền bác sĩ khám

Bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng và cả người kết luận phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm a, khoản 3 điều 9 Thông tư 14/2013/BYT-TT của Bộ Y Tế về Hướng dẫn khám sức khỏe.

Về thời hạn giấy KSK

Theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT, giấy khám sức khỏe để xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài phải còn hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

1.2. Bệnh viện khám sức khỏe cho người nước ngoài cần đảm bảo yêu cầu gì?

Cụ thể theo điều luật trên, địa điểm thăm khám cho người ngoại quốc cần hội tụ những yêu cầu tối thiểu sau:

Nhân sự

Về bác sĩ thực hiện khám lâm sàng, cận lâm sàng được yêu cầu có chứng chỉ hành nghề KBCB theo Luật KCB quy định, là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên. Đặc biệt chuyên khoa phù hợp với trách nhiệm khám được giao cho họ.

Tư vấn chọn bệnh viện khám sức khỏe cho người nước ngoài

Bác sĩ khám lâm sàng, cận lâm sàng là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên

Với người thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng mà không cần có chứng chỉ hành nghề KBCB theo pháp luật quy định thì phải có chuyên môn phù hợp.

Khi kết luận khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề và có thời gian KCB ít nhất 54 tháng. Họ phải là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên. Đồng thời, họ được người có thẩm quyền của cơ sở y tế KSK phân công bằng văn bản có đóng dấu hợp pháp về thực hiện kết lận sức khỏe, ký giấy tờ và sổ KSK liên quan.

Không chỉ vậy, cơ sở y tế cần có người phiên dịch có chứng nhận đủ trình độ theo quy định Luật KBCB, trong trường hợp người được khám và người KSK không cùng thạo một thứ tiếng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Bệnh viện phải có phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng với từng chuyên khoa theo quy định của Bộ Y tế. Thêm vào đó, cơ sở vật chất và thiết bị y tế thiết yếu cũng cần đầy đủ theo Thông tư 14 đề cập.

Ngoài những điều kiện kể trên, bệnh viện khám cho người ngoại quốc cũng sẽ cần đảm bảo về gói khám, phạm vi chuyên môn, hồ sơ giấy tờ, thời gian xử lý,…

Tư vấn chọn bệnh viện khám sức khỏe cho người nước ngoài

Bệnh viện phải có phòng khám phù hợp với từng chuyên khoa theo quy định của Bộ Y tế

2. Quy trình khám sức khỏe cho người ngoại quốc như thế nào?

Để hoàn thành quy trình khám tổng quát, người nước ngoài tại Việt Nam sẽ trải qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe gồm các giấy tờ quy định. Sau đó họ cần nộp tại cơ sở y tế đã chọn

Bước 2: Tại bệnh viên, đội ngũ nhân viên đối chiếu ảnh và thông tin trong hồ sơ với người đến khám

Bước 3: Sau khi đã hoàn tất đối chiếu, nhân viên đóng dấu giáp lai vào hồ sơ

Bước 4: Đối chiếu giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân hay hộ chiếu của người giám hộ với người đi khám sức khỏe

Bước 5: Bệnh viện hướng dẫn trình tự khám sức khỏe cho khách hàng và người giám hộ

Bước 6: Khách hàng thực hiện thăm khám theo đúng quy trình và danh mục khám

Tìm hiểu thêm: Khám bệnh đau lưng ở đâu? nguy cơ tổn thương

Tư vấn chọn bệnh viện khám sức khỏe cho người nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe gồm các giấy tờ quy định

Về gói khám, người ngoại quốc sẽ lần lượt được chỉ định các danh mục gồm:

Khám lâm sàng

– Khám tổng quát: Đo chỉ số, thu thập thông tin tiền sử bệnh lý bản thân và người thân

– Khám chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu, phụ khoa (với nữ),… nhằm tầm soát bệnh liên quan

Khám cận lâm sàng

– Xét nghiệm máu: Công thức máu, nhóm máu, đường huyết, kiểm tra chức năng gan, thận, HIV, giang mai, viêm gan A, B, C, E, sốt rét, giang mai, ma túy,…

– Xét nghiệm nước tiểu: Tầm soát các bệnh đường tiết niệu,…

– Xét nghiệm sàng lọc bệnh phong

– Điện tâm đồ

– Điện não đồ

– Chụp X-quang tim phổi

– Siêu âm

Tư vấn chọn bệnh viện khám sức khỏe cho người nước ngoài

Khám chuyên khoa mắt nhằm tầm soát bệnh liên quan

Ngoài ra, gói khám có thể bổ sung các danh mục khác theo ý đương đơn nếu phù hợp.

3. Những câu hỏi thường gặp khi chọn bệnh viện khám sức khỏe cho người nước ngoài?

Dưới đây là 02 câu hỏi phổ biến về vấn đề thăm khám của người ngoại quốc tại nước ta:

3.1. Người ngoại quốc có nên mua giấy khám sức khỏe không?

Về mặt pháp luật, việc mua bán giấy khám sức khỏe được coi là vi phạm pháp luật. Theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP Quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, người bán giấy có thể bị phạt tiền. Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, họ có thể chịu trách nhiệm hình sự do làm giả con dấu, tài liệu,… Người mua có thể bị phạt tiền hoặc ngồi tù.

Về phương diện đạo đức, việc mua bán giấy tờ làm ảnh hưởng xấu tới xã hội và con người. Vì vậy đây là việc không nên.

Tư vấn chọn bệnh viện khám sức khỏe cho người nước ngoài

>>>>>Xem thêm: Có nên mua giấy khám sức khỏe A3 để xin việc hay không?

Việc mua bán giấy khám sức khỏe được coi là vi phạm pháp luật

3.2. Tra cứu bệnh viện khám sức khỏe cho người nước ngoài ở đâu?

Những cơ sở y tế đủ điều kiện khám cho người nước ngoài được liệt kê theo công văn 143/KCB – PHCN & GĐ, của Cục Khám chữa bệnh – Bộ Y tế ngày 05/ 02/2015. Mọi người có thể tra cứu trên các phương tiện truyền thông hay tài liệu pháp luật chính thống.

Kết lại, dù có khắt khe hơn, nhưng chọn địa chỉ khám cho người lao động nước ngoài cẩn thận sẽ đem lại lợi ích cho cả họ và chúng ta. Vì vậy, đừng bỏ qua nhiệm vụ quan trọng này nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *