Cho trẻ sơ sinh tắm nắng đúng cách sẽ đem lại rất nhiều tác dụng hữu ích như diệt khuẩn, chống viêm và kích thích da của bé sản sinh vitamin D3, tăng cường khả năng hấp thu canxi và phốt pho giúp xương chắc khỏe… Tuy nhiên, nếu bé không được tắm nắng đúng cách sẽ gây ra những tổn thương trên da, thậm chí có nguy cơ ảnh hưởng tới quá trình phát triển xương. Vậy nên tắm nắng cho trẻ như thế nào và trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu mới đúng? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều đó trong bài dưới đây.
Bạn đang đọc: Nên cho trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu là phù hợp?
1. Những lợi ích khi trẻ sơ sinh được tắm nắng
Thông thường, đối với những trẻ sơ sinh được sinh ra đủ ngày đủ tháng và không mắc phải bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, cha mẹ có thể cho con tắm nắng 1 ngày sau sinh. Đối với những bậc phụ huynh cảm thấy không yên tâm thì có thể cho trẻ phơi nắng sau khi sinh từ 5 -7 ngày. Trẻ còn trong tháng cha mẹ cần lưu ý tắm nắng đúng cách, nhất là khi thời tiết lạnh để tránh con bị cảm lạnh. Cần chú ý giữ ấm vùng lưng, ngực cho trẻ, phơi nắng nhiều ở vùng lưng, chân tay.
Trong cơ thể của trẻ đã có sẵn tiền tố vitamin D, khi được phơi nắng, ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa những tiền tố này thành vitamin D trong cơ thể. Loại vitamin này vô cùng quan trọng trong quá trình hấp thu canxi để phát triển xương và tăng trưởng của trẻ. Trẻ được tắm nắng đúng cách và thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ bị còi xương và vàng da sau sinh.
Nếu ba mẹ muốn cho bé tắm nắng, hãy chọn thời điểm ánh nắng tương đối yếu trong ngày lúc 6h-9h sáng và sau 4h-5h chiều.
Tắm nắng là cách cung cấp vitamin D hiệu quả và rẻ tiền nhất. Không cần tốn tiền để cung cấp cho trẻ qua đường uống mà chỉ cần phơi nắng cũng có thể bổ sung lượng vitamin D cần thiết. Đồng thời, tắm nắng hàng ngày cũng giúp trẻ mạnh khỏe cứng cáp hơn.
2. Hướng dẫn cách tắm nắng đúng cách cho trẻ sơ sinh
2.1. Thời điểm thích hợp cho trẻ sơ sinh tắm nắng
Làn da của con người, đặc biệt là da của những em bé sơ sinh khá dễ dàng bị tổn thương bởi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Bởi vậy, nếu bạn muốn cho bé tắm nắng, hãy chọn thời điểm ánh nắng tương đối yếu trong ngày lúc 6h-9h sáng và sau 4h-5h chiều. Tại các thời điểm này, các tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé mà không gây tổn thương da.
Cha mẹ có thể sắp xếp thời gian tắm nắng cho trẻ vào sáng hoặc buổi chiều tùy theo điều kiện thời tiết. Cụ thể là:
– Buổi sáng: Đây là thời điểm rất thích hợp cho việc tắm nắng bởi thời điểm này ánh nắng nhẹ và tia cực tím yếu, hạn chế việc làm tổn thương da của trẻ. Buổi sáng cũng là thời điểm không khí trong lành nhất, mang đến cảm giác dễ chịu cho trẻ. Lần đầu tiên khi cha mẹ cho trẻ ra ngoài tắm chỉ nên kéo dài trong 10 phút. Những lần tắm nắng sau có thể kéo dài thành 20-30 phút mỗi ngày.
Vào mỗi mùa khác nhau thì thời điểm cha mẹ cho con khám cũng khác nhau tùy vào thời gian nắng lên. Ví dụ:
+ Mùa hè: thời điểm nên tắm nắng cho trẻ là từ 7 giờ đến 9 giờ sáng.
+ Mùa thu: Có thể cho trẻ tắm muộn hơn so với mùa hè nhưng cũng không nên muộn hơn 9 giờ sáng vì có thể ánh nắng sẽ chứa nhiều tia cực tím.
+ Mùa đông: vào mùa này nhiều khi không có nắng. Cha mẹ nên đợi khi nào nắng nhiều thì có thể cho con phơi nắng. Lưu ý giữ ấm cho trẻ, tránh trẻ bị cảm lạnh. Để bảo vệ trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ tắm trong nhà có kính để nắng xuyên qua kính, trẻ vẫn nhận được ánh nắng mặt trời mà không bị lạnh.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng do đâu?
Nên cho bé tắm nắng trực tiếp để đạt hiệu quả
– Buổi chiều: Ngoài thời điểm buổi sáng để tắm nắng, trẻ cũng có thể được cho tắm nắng vào buổi chiều. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần chọn thời gian thích hợp để cho con tắm nắng. Thích hợp nhất là vào lúc ánh nắng đã yếu dần đi, khoảng sau 4-5h giờ chiều.
2.3. Nên cho trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu?
Thời gian cho bé ra tắm nắng cũng là vấn đề bạn cần phải chú ý. Thông thường, sau khi trẻ sơ sinh được 2 tuần tuổi đã có thể tắm nắng nhưng thời gian không thể quá dài và không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời ngay.
Ban đầu, bạn nên để bé làm quen dần với ánh nắng bằng cách cho bé tắm nắng lần đầu khoảng 2 – 5 phút, sau đó tăng dần thời gian lên. Đồng thời, thời điểm tắm nắng cần bắt đầu sớm (khoảng 6h sáng), ánh nắng yếu – không để bé tiếp xúc ngay với ánh nắng gắt hơn.
Thời gian phơi nắng của bé sẽ tăng dần theo độ tuổi và mức độ quen thuộc với việc tắm nắng từ 10 phút đến 30 phút mỗi ngày. Một tuần chỉ nên cho bé tắm khoảng 2 – 3 tiếng. Nếu bạn thấy da bé chuyển sang màu đỏ, bé ra mồ hôi thì không nên phơi tiếp mà hãy đưa bé về nhà, cho bé uống nước mát hoặc dùng nước ấm lau người cho bé.
2.3. Bé có thể mặc ít quần áo khi tắm nắng
Tùy vào thời điểm mùa đông hay mùa hè, bạn cho bé mặc quần áo thích hợp để bé không bị cảm lạnh ngay cả khi tắm nắng. Sau khi phơi nắng một lúc, nếu thấy nhiệt độ cơ thể của bé tăng lên, bạn có thể cởi bớt quần áo cho bé dễ chịu và mặc thêm quần áo trước khi vào bóng râm, tránh cho các khí lạnh thâm nhập.
3.Một số lưu ý khi cho trẻ sơ sinh tắm nắng
– Nên cho trẻ tắm ánh nắng trực tiếp, không cho bé tắm nắng trong nhà qua kính cửa sổ sẽ làm giảm hiệu quả.
– Không để ánh mặt trời chiếu vào đầu, mặt và mắt của bé trong quá trình tắm nắng.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả khi trẻ hay bị nôn sau khi ăn
Cho trẻ tắm nắng để phát triển cứng cáp hơn
– Vào mùa lạnh, nên cho bé tắm nắng trong khoảng 15h-17h để tránh không khí lạnh buổi sáng.
– Không để bé tắm nắng ở nơi nhiều gió.
– Lau khô mồ hôi cho bé sau khi tắm nắng; nếu trong mùa hè bạn có thể cho bé tắm hoặc lau nước ấm sau khi phơi nắng.
– Nếu bé đang điều trị các bệnh như: basedow, eczema, herpes, đang dùng kháng sinh nhóm Quinolon không được tắm nắng.
– Mẹ hãy tắm nắng cùng bé để tạo cảm giác an toàn, thân thương cho bé cũng như giúp bé thích thú hơn.
Như vậy, với những thông tin trên các bạn hẳn đã có giải đáp cho vấn đề nên cho trẻ sơ sinh nên phơi nắng bao lâu cũng như cách tắm nắng chính xác cho bé yêu rồi
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.