Một người bình thường có tối đa 32 răng. Tuy nhiên một số trường hợp có số răng vĩnh viễn nhiều hơn, được gọi là răng thừa và không có chức năng gì. Một trong những phương pháp để điều trị hiệu quả tình trạng này chính là nhổ răng thừa.
Bạn đang đọc: Có phải lúc nào cũng cần phải nhổ răng thừa không?
1. Tổng quan về răng thừa
Răng thừa là thuật ngữ để chỉ những răng mọc thêm, có thể ở bất cứ vị trí nào ở trên cung hàm với nhiều kiểu khác nhau như: mọc 1 hoặc nhiều răng, mọc lệch so với phía trước hoặc phía sau hàm răng, mọc nhú lên trên hàm răng hoặc mọc ngầm bên dưới. Theo thống kê, khoảng 90% răng thừa sẽ mọc ở hàm trên, thường ở phần đường giữa hàm trên và cạnh các răng khôn của 2 hàm.
Răng thừa là thuật ngữ để chỉ những răng mọc thêm, có thể ở bất cứ vị trí nào ở trên cung hàm với nhiều kiểu khác nhau
2. Các loại răng mọc thừa
2.1 Răng khểnh (mọc chồi)
Ngoài những răng chính, răng thừa sẽ mọc chồi lên, chen chúc vào giữa các răng. Chính vì vậy, răng thừa sẽ có hình dáng bất thường và không nằm thẳng trên cung hàm đồng thời không đảm nhận bất cứ chức năng nào trong hoạt động của răng miệng.
2.2 Răng mọc lẫy
Đây là tình trạng người bệnh có răng cửa nằm ở hàm dưới lệch so với tiêu chuẩn của cung hàm và thường xảy ra khi trẻ mọc răng vĩnh viễn.
2.3 Răng khôn
Răng khôn (răng số 8/răng hàm số 3) là một loại răng thừa mọc cuối cùng khi cung hàm đã phát triển đủ răng. Răng khôn không có chức năng gì, thậm chí còn gây đau đớn và biến chứng thành những bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Chính vì vậy, một số trường hợp mọc răng khôn bất thường sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ.
Răng khôn không có chức năng gì và có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ
3. Tại sao răng thừa lại xuất hiện?
Hiện nay, nha khoa hiện đại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của hiện tượng răng mọc thừa. Tuy nhiên có một số giả thuyết của tình trạng này như:
– Mầm răng bị phân đôi dẫn đến răng sẽ bị phân tách thành 2 răng, chồi lên tại vị trí chỉ đủ cho 1 răng.
– Ngà răng bị hoạt động thái quá cục bộ, độc lập và mạnh mẽ.
– Trẻ bị mọc răng thừa do tính di truyền từ thế hệ trước.
– Bị một trong số bệnh lý như sứt môi, lọn xương đòn ở sọ, hội chứng Gardner…
4. Có nên nhổ răng thừa không?
4.1 Trường hợp phải nhổ bỏ
Không phải lúc nào răng thừa cũng cần phải nhổ bỏ. Người bệnh chỉ cần thiết nhổ răng thừa trong các trường hợp như:
– Răng cửa giữa bị chậm mọc hoặc bị chèn ép.
– Làm thay đổi sự mọc răng hoặc chiếm vị trí răng cửa giữa.
– Răng thừa có liên quan đến các bệnh lý.
– Ảnh hưởng đến việc ghép xương ổ răng thứ cấp (ở bệnh nhân hở môi, hở hàm ếch).
– Răng trong xương được chỉ định để thực hiện cấy ghép thay thế.
– Răng thừa mọc ra ngoài, gây mất thẩm mỹ cho cung hàm.
Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Nếu răng thừa liên quan đến các bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định nhỏ bỏ để không ảnh hưởng đến sức khoẻ
4.2 Trường hợp được giữ lại và theo dõi
Các trường hợp mọc răng thừa sau sẽ được giữ lại và theo dõi, không cần thiết phải nhổ bỏ:
– Không ảnh hưởng đến cấu trúc hàm chung và các răng liên quan.
– Người bệnh không có nhu cầu chỉnh hình răng.
– Không liên quan đến các bệnh lý răng miệng hay toàn thân.
– Gây nguy hiểm cho những răng liên quan nếu nhổ bỏ răng thừa.
Có thể thấy việc nhổ bỏ hay giữ lại răng thừa có nhiều trường hợp khác nhau. Chính vì vậy, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhé.
5. Nhổ răng thừa có nguy hiểm không?
Để việc nhổ răng thừa được hiệu quả và an toàn, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện vì ở đó có đầy đủ các yếu tố cần thiết như: Được Sở Y tế cấp phép hoạt động, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn, sở hữu hệ thống trang thiết bị tân tiến được nhập khẩu từ các nước có nền nha khoa hàng đầu, các dụng cụ y tế được sử dụng cho bệnh nhân đều được tiệt trùng và bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn kỹ lưỡng, chi tiết chế độ ăn uống, chăm sóc sau khi nhổ răng để vết thương nhanh lành.
Đặc biệt, trong các yếu tố thì phương pháp nhổ răng là một yếu tố rất quan trọng cần được xem xét. Với nhổ răng bằng phương pháp truyền thống, bạn có thể bị đau, chảy máu hay biến chứng khi thực hiện. Tuy nhiên, với phương pháp sóng siêu âm Piezotome thì bạn hoàn toàn yên tâm vì sóng siêu âm sẽ nhẹ nhàng tác động lên mô nướu, giúp nhẹ nhàng lấy răng ra và khoá mạch máu lại nhanh chóng để hạn chế khả năng sưng viêm.
>>>>>Xem thêm: Nẹp răng mặt trong là phương pháp gì? Có những ưu điểm gì nổi bật?
Nhổ răng bằng phương pháp Piezotome không gây đau đớn, chảy máu hay biến chứng
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về nhổ răng thừa. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.