Cảnh giác với căn bệnh viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ là tình trạng tổn thương viêm nhiễm cấp tính hoặc mạn tính tuyến amidan. Khi không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như áp-xe amidan, viêm tấy quanh amidan, viêm phế quản, viêm xoang, áp-xe thành bên họng, viêm thận, viêm khớp, viêm tim và nhiễm khuẩn huyết. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Cảnh giác với căn bệnh viêm amidan hốc mủ

1. Amidan hốc mủ là bệnh gì?

Amidan là 2 khối màu hồng có kích thước to khoảng bằng đầu của ngón tay cái, nằm giữa đường hô hấp và đường ăn uống vì vậy thường xuyên tiếp phải xúc với bụi bẩn và các loại thức ăn. Cấu trúc của amidan gồm có nhiều khe hốc, ngăn khiến cho bụi bẩn và thức ăn dễ bám vào, sau đó đọng lại và phát triển, lâu ngày gây nên tình trạng viêm nhiễm rồi hình thành các khối mủ. Các kén mủ trong hốc amidan sẽ thường bị vón lại thành từng cục trong giống như bã đậu, nó có màu xanh lấm tấm nên bệnh còn được gọi là viêm amidan hốc mủ bã đậu.

Đây là một trong các thể viêm amidan mạn tính phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.

Cảnh giác với căn bệnh viêm amidan hốc mủ

Bệnh có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là với trẻ nhỏ

2. Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây nên bệnh

2.1. Dấu hiệu thường gặp của bệnh amidan hốc mủ

Dấu hiệu của bệnh mạn tính sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và cơ địa từng người. Do đó, mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau, có thể là:

– Đau rát vùng cổ họng: Khi vi khuẩn trú ẩn trong vùng cổ họng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và vướng víu. Để giảm bớt sự khó chịu này, người bệnh thường khạc nhổ, tuy nhiên, nếu càng khạc nhổ thì tổ chức amidan sẽ càng bị tổn thương khiến họ cảm thấy đau hơn

– Bị biến đổi giọng nói: Bệnh nhân đột nhiên bị khàn tiếng hoặc mất tiếng cũng là một trong các dấu hiệu thường gặp

– Có hiện tượng ho khan hoặc ho có đờm: Đờm vướng ở trong cổ họng cộng thêm các cặn bã tích tụ khiến cho bệnh nhân cảm thấy ngứa ở vùng cổ, ho và khạc nhổ liên tục, đôi khi họ khạc ra các hạt nhỏ lấm tấm có màu trắng hoặc màu xanh, có mùi khó chịu

– Xuất hiện ổ mủ quanh amidan: Trong hốc amidan sẽ có mủ màu trắng hoặc màu xanh lấm tấm. Amidan sẽ có màu đỏ, bị phình to và có chất dịch màu trắng ở bề mặt.

– Hơi thở có mùi khó chịu: Quá trình va chạm khiến cho các hạt mủ ở trên lưỡi và vòm họng của người bệnh bị cọ xát, bong ra lẫn vào trong miệng dẫn tới hiện tượng có mùi hôi.

Ngoài ra, amidan sưng to còn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn. Bệnh nhân có thể bị sốt, thậm chí sốt cao với nhiệt độ lên đến 40 độ C cùng nhiều biểu hiện tương tự những bệnh liên quan đến đường hô hấp khác.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi như thế nào?

Cảnh giác với căn bệnh viêm amidan hốc mủ

Bệnh khiến cho nhiều người cảm thấy hơi thở có mùi khó chịu

2.2. Nguyên nhân gây nên căn bệnh amidan hốc mủ

– Vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp: Amidan là bộ phận nằm ngay tại vị trí giao thoa giữa đường ăn và đường thở, đây là nơi tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, thức ăn nên dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây hại.

– Không điều trị bệnh viêm amidan cấp tính một cách triệt để: Cấu trúc của amidan gồm có nhiều khe hốc nên đây là nơi ẩn nấp của nhiều loại vi khuẩn tấn công đường hô hấp. Tình trạng viêm amidan nếu kéo dài và không được điều trị dứt điểm sẽ khiến cho người bệnh có thể mắc bệnh.

– Yếu tố môi trường: Sự thay đổi thời tiết thất thường, thay đổi đột ngột nhiệt độ và độ ẩm sẽ tạo cơ hội cho các loại virus, vi khuẩn tấn công người có sức đề kháng yếu. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm, có chứa nhiều khói bui, vi khuẩn và virus có hại là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Lối sống thiếu lành mạnh: Những người có lối sống như thường thức khuya, hay hút thuốc lá; ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích,… hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ góp phần khiến cho vi khuẩn tấn công vào răng miệng và amidan. Về lâu dài, khi vi khuẩn phát triển mạnh sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan mạn tính.

3. Biến chứng của bệnh nếu không điều trị sớm

– Biến chứng ngay tại chỗ: Khi bị viêm, amidan của người bệnh sẽ sưng to khiến họ gặp khó khăn khi nuốt, kể cả lúc nuốt nước bọt. Sau khoảng từ 5 – 7 ngày, tình trạng viêm nhiễm này sẽ lan rộng và bắt đầu hình thành các ổ mủ. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau họng và có sự thay đổi giọng nói, giọng khàn đi hoặc mất giọng.

– Biến chứng tại các vùng xung quanh: Tình trạng viêm nhiễm tại amidan có thể sẽ lan rộng sang các cơ quan lân cận khác như tai, mũi, họng,… từ đó gây ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp, dẫn tới một số bệnh lý liên quan như viêm thanh khí quản, viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa.

– Biến chứng trên toàn thân: Một số trường hợp nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể bị sưng phù mặt, tay chân; nghiêm trọng hơn, họ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn máu, viêm cầu thận, viêm khớp, suy tim,… Trường hợp amidan sưng quá to thì có thể gây chèn ép hệ hô hấp, tạo áp lực cho phổi, người bệnh sẽ bị khó thở hoặc ngưng thở tạm thời.

Cảnh giác với căn bệnh viêm amidan hốc mủ

>>>>>Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm amidan hốc mủ được dân gian áp dụng

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên biến chứng nguy hiểm

Có thể thấy, nếu bạn chủ quan, không điều trị triệt để căn bệnh này thì có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bệnh, bạn hãy đến ngay các cơ sở uy tín, có phương tiện hiện đại để chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị sớm, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *