Tiêm phòng uốn ván là một trong những mũi tiêm quan trọng, bắt buộc mẹ bầu cần bổ sung trong thời kỳ mang thai. Mũi tiêm ngừa uốn ván có khả năng bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về vắc xin phòng uốn ván và những lưu ý khi tiêm uốn ván cho mẹ bầu.
Bạn đang đọc: Tiêm phòng uốn ván – Mũi tiêm bảo vệ “kép” cho mẹ và bé
1. Vì sao cần tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván khi mang thai?
Ở thời điểm chưa có vắc xin uốn ván, mỗi năm thế giới có khoảng 500 ngàn trẻ sơ sinh tử vong ngay sau khi chào đời vì vi khuẩn uốn ván. Trong đó, có đến 95% trẻ sơ sinh mắc uốn ván đều lây từ người mẹ. Bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh khá ngắn nhưng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh đề kháng ban đầu còn non nớt.
Vi khuẩn uốn ván sẽ tiết ra các độc tố gây nên các cơn co cứng cơ. Không chỉ vậy, vi khuẩn còn tấn công vào máu và gây tổn thương hệ thần kinh. Trẻ sơ sinh và thậm chí là người lớn mắc uốn ván nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ đe dọa đến tính mạng là rất lớn. Ở phụ nữ mang thai, vi khuẩn uốn ván có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, gây nguy hiểm cho cả sản phụ và em bé.
Mẹ bầu chưa được tiêm phòng uốn ván có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn uốn ván cho con trong quá trình chuyển dạ
Bên cạnh đó, vi khuẩn uốn ván còn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu qua các vết thương hở, sau đó từ mẹ lây truyền sang cho thai nhi.
Vì vậy, tiêm vắc xin phòng ngừa uốn ván cho phụ nữ mang thai là biện pháp chủ động phòng ngừa vi khuẩn uốn ván, bảo vệ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
2. Lợi ích của việc tiêm ngừa uốn ván. Phụ nữ mang thai tiêm vắc xin uốn ván có an toàn không?
2.1 Lợi ích của việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Tiêm vắc xin ngừa vi khuẩn uốn ván cho bà bầu là việc vô cùng quan trọng mà thai phụ bắt buộc cần thực hiện. Thời gian mang bầu 9 tháng 10 ngày là thời kỳ hết sức nhạy cảm đối với phụ nữ mang thai. Khi đó, hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm nên rất dễ là đối tượng tấn công của vi khuẩn. Trong khi đó, thai nhi trong bụng mẹ lại chỉ dựa vào sự miễn dịch có được từ mẹ để phát triển. Nếu mẹ mắc uốn ván khi mang bầu thì thai nhi cũng chịu ảnh hưởng xấu, thậm chí đối mặt với nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh, thai ngừng phát triển.
Tìm hiểu thêm: 3 thông tin cần biết về tiêm vaccine uốn ván
Tiêm uốn ván là việc mẹ bầu bắt buộc cần thực hiện trong thời kỳ mang thai
Vì vậy việc tiêm uốn ván cho mẹ bầu không chỉ đem đến sự bảo vệ cần thiết cho thai phụ mà còn là tấm khiên vững chãi bảo vệ con từ trong bụng mẹ cho đến khi chào đời.
2.2 Phụ nữ mang thai tiêm phòng uốn ván có an toàn không?
Các chuyên gia tiêm chủng khuyến cáo tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ trước mang thai và trong thai kỳ. Tất cả các loại vắc xin uốn ván lưu hành hiện nay đều đã trải qua quá trình kiểm định gắt gao và nghiêm ngặt, bao gồm các thử nghiệm lâm sàng đáp ứng đủ tiêu chuẩn của WHO. Hiện nay cũng chưa ghi nhận trường hợp mẹ bầu nào gặp phản ứng nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Là vắc xin quan trọng nhất dành cho bà bầu, vắc xin uốn ván đã được chứng minh đảm bảo được tính an toàn cho cả mẹ và con.
3. Điểm danh những loại vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu hiện nay
Tính đến thời điểm hiện tại, tại Việt Nam có 3 loại vắc xin phòng uốn ván:
– Vắc xin uốn ván Adacel (xuất xứ Canada): Là loại vắc xin kết hợp giải độc tố 3 loại uốn ván bạch hầu liều thấp hấp phụ, ho gà vô bào, và giải độc tố uốn ván hấp phụ
– Vắc xin Boostrix (xuất xứ Bỉ): Phòng 3 bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, là sản phẩm nghiên cứu của tập đoàn GSK – tập đoàn top đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học.
– Vắc xin uốn ván VAT (xuất xứ Việt Nam): Là sản phẩm do Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC nghiên cứu và sản xuất.
Tất cả 3 loại vắc xin trên đều đã được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả phòng ngừa bệnh uốn ván đối với mọi đối tượng.
4. Lịch chích ngừa và những lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ mang thai
4.1 Lịch tiêm vắc xin ngừa uốn ván chi tiết cho bà bầu
– Đối với vắc xin uốn ván Adacel và vắc xin Bootstrix, phụ nữ mang thai chỉ cần tiêm duy nhất 1 mũi, thời gian thích hợp để tiêm uốn ván là từ tuần thai thứ 26 – 36 tuần. Nên tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván sau mỗi 10 năm để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh của vắc xin.
– Đối với vắc xin uốn ván VAT (Việt Nam), lịch tiêm uốn ván cho mẹ bầu sẽ có phác đồ như sau:
+ Mẹ chưa tiêm hoặc không nhớ tiền sử tiêm hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván cơ bản: Tiêm 5 mũi cơ bản, mũi đầu tiên tiêm khi mang thai lần đầu, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng, mũi thứ 3 cách mũi 2 ít nhất 6 tháng hoặc ở thai kỳ sau, mũi 4 và mũi 5 cách các mũi trước đó ít nhất 1 năm hoặc ở thai kỳ lần sau.
+ Mẹ đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván cơ bản: Mũi đầu tiêm khi mang thai lần đầu, mũi thứ 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng, mũi cuối cùng cách mũi 2 ít nhất 1 năm.
4.2 Phụ nữ mang thai đi tiêm uốn ván cần lưu ý những gì?
Vắc xin uốn ván là vắc xin vô cùng quan trọng và cần thiết đối với thai phụ. Do đó mẹ bầu nên lựa chọn những địa chỉ tiêm chủng uy tín, có nguồn vắc xin đảm bảo và chất lượng. Ngoài ra mẹ cũng nên lựa chọn nơi tiêm chủng có đội ngũ chuyên gia giàu chuyên môn như Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được các bác sĩ khám sàng lọc, tư vấn và có phác đồ tiêm chủng chính xác.
>>>>>Xem thêm: Tiêm 6in1 có sốt không và những lưu ý chăm sóc trẻ sau tiêm
Mẹ nên lựa chọn những cơ sở tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn và phòng tránh những nguy cơ không đáng có
Bên cạnh đó, vắc xin uốn ván cũng có thể để lại một số phản ứng sau tiêm không quá nguy hiểm như sưng đau hoặc tê buốt tại vị trí tiêm trong thời gian ngắn, mẹ không cần quá lo lắng vì điều này. Trong trường hợp gặp các phản ứng nặng hơn như sốt cao không hạ, co giật, vết tiêm mưng mủ, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên, mẹ bầu có thể nắm được tầm quan trọng của việc tiêm phòng uốn ván khi mang thai cũng như lịch tiêm cụ thể để không bỏ lỡ mũi tiêm quan trọng này. Nếu cần đặt lịch tiêm phòng uốn ván, mẹ có thể liên hệ với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết hơn!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.