Xương bánh chè là xương quan trọng của chi dưới, giúp cơ thể vận động dễ dàng. Tuy nhiên xương bánh chè cũng rất dễ bị gãy do chấn thương, tai nạn. Vì thế, bên cạnh việc điều trị gãy xương bánh chè, người bệnh cũng nên chú ý ăn uống. Vậy gãy xương bánh chè nên ăn gì để nhanh hồi phục?
Gãy xương bánh chè nên ăn gì? Gãy xương bánh chè nói riêng hay gãy bất kỳ xương nào trong cơ thể nói chung thì người bệnh cũng nên chú ý tới một số món ăn có chứa nhiều canxi và các vi chất quan trọng giúp thúc đẩy quá trình tái tạo xương mới, đồng thời giúp xương phục hồi một cách nhanh chóng an toàn.
Bạn đang đọc: Gãy xương bánh chè nên ăn gì giúp nhanh hồi phục?
1. Gãy xương bánh chè nên ăn gì?
Người bị gãy xương bánh chè nên ăn gì? Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho người gãy xương:
1.1. Các thực phẩm giàu kẽm và canxi
Kẽm và canxi là một trong những thành phần có công dụng tốt cho hệ xương khớp của chúng ta. Để xương chắc khỏe, nhanh chóng phục hồi sau khi gãy, người bệnh cần bổ sung một lượng lớn canxi. Còn kẽm sẽ giúp thúc đẩy hoạt động của vitamin D giúp xương chắc khỏe, tăng khả năng hấp thụ canxi vào cơ thể.
Trong chế độ ăn uống của người gãy xương chày nên bổ sung canxi, kẽm
Các thực phẩm giàu kẽm và canxi gồm các loại hải sản, hạt bí ngô và hạt hướng dương, nấm, ngũ cốc, sữa, vừng, bắp cải…
1.2. Thực phẩm giàu photpho, magie
Các loại thực phẩm chứa magie và photpho rất tốt cho người mắc bệnh xương khớp. Vì chúng tham gia vào quá trình tạo xương, phục hồi xương gãy nhanh chóng, hiệu quả. Do đó, khi bị gãy xương bánh chè, bạn nên bổ sung magie và photpho trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Các thực phẩm giàu magie, photpho gồm cá thu, cá chép, tôm, ngũ cốc, lòng đỏ trứng gà, chuối, hạnh nhân….
1.3. Thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin B12
Vitamin B6 có vai trò rất quan trọng, thúc đẩy sự hình thành nên khung xương chắc khỏe. Ngoài ra, vitamin B12 cũng có khả năng hỗ trợ các tế bào xương hoạt động tích cực. Chính vì thế, với những bệnh nhân mắc bệnh gãy xương chày nên bổ sun thêm các thực phẩm giàu vitamin B6 và B12.
Những thực phẩm giàu vitamin B6 và B12 gồm thịt bò, thịt gà, cá hồi, cá thu, tôm, trứng, sữa, khoai tây, lúa mì, chuối…
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm cột sống dính khớp kiêng ăn gì và gợi ý từ chuyên gia
Những thực phẩm giàu vitamin B12, B6 cũng rất tốt cho người gãy xương chày
Ngoài ra, người bệnh gãy xương chày cũng nên bổ sung các loại trái cây và rau xanh. Những thực phẩm này không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất mà còn giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp chống lại các gốc tự do, giúp xương gãy nhanh hồi phục.
1.4. Thực phẩm giàu axit folic
Axit folic là một dạng của vitamin B, giúp đưa oxy nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể, giúp phục hồi và cải thiện nhanh chóng tình trạng gãy xương .
Những thực phẩm giàu axit folic gồm chuối, cam, quýt, đậu và rau xanh, lúa mỳ, thịt gà… Những thực phẩm này không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bị gãy xương chày.
2. Người bệnh gãy xương bánh chè kiêng ăn
Ngoài những thực phẩm nên ăn khi bị gãy xương chày thì người bệnh cũng cần hạn chế hoặc tránh những thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
2.1. Rượu, bia
Đây là những loại đồ uống có khả năng làm rối loạn hoạt động của tế bào xương, làm xương thoái hóa nhanh chóng, khiến bệnh lâu lành.
>>>>>Xem thêm: Vôi hóa cột sống và phương pháp phòng ngừa
Ngoài ra, người gãy xương chày nên kiêng rượu bia, các đồ uống có ga, cà phê…
2.2. Cà phê
Cà phê có chứa chất cafein làm giảm hàm lượng hấp thu canxi vào cơ thể, khiến quá trình hồi phục xương lâu hơn.
2.3. Trà đặc, nước ngọt có ga
Những loại đồ uống này cũng không tốt cho xương phát triển, khiến xương gãy lâu lành hơn.
2.4. Thực phẩm chiên rán
Thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên đi chiên lại nhiều lần cũng làm giảm hấp thụ canxi cho cơ thể. Lý do là chất béo sẽ kết hợp với canxi tạo nên dạng chất bọt không hấp thụ và bị thải ra bên ngoài.
Ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt, người bệnh gãy xương chày cũng cần chú ý nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong thời gian điều trị. Sau khi bệnh cải thiện, cần chú ý vận động nhẹ nhàng, không đi lại, đứng quá lâu, mang vác nặng. Vận động thể dục thể thao cũng cần lắng nghe cơ thể để tránh gãy xương chày lần nữa.
BS Nguyễn Thị Kim Loan
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.