Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến và rất thường gặp. Bài viết sau đây xin chia sẻ nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và cách chữa trị chứng nghẹt mũi hiệu quả nhất. Mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Hãy hiểu rõ nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh và người lớn cấu tạo mỗi bên mũi đều có 3 cuốn: cuốn mũi trên, cuốn mũi giữa và cuốn mũi cuối. Trong đó 2 cuốn mũi trên và giữa chỉ tham gia vào ngửi, không gây nghẹt. Cuốn mũi cuối được tạo ra để đảm bảo chức năng thở cho trẻ.
Cúm là nguyên nhân gây nghẹt mũi với trẻ sơ sinh
Nghẹt mũi là do cuốn mũi cuối bị phù nề và phì đại nhiều. Nguyên nhân gây cuốn mũi cuối ở trẻ nhỏ bị phù nề có thể là do các nguyên nhân sau đây:
– Cúm
– Dị ứng: dị ứng với phấn hoa, môi trường ô nhiễm khói bụi, dị ứng món ăn
– Viêm xoang
– Không khí khô
– Chất gây kích thích như bụi, khói thuốc lá hoặc nước hoa.
– Các bệnh do virus như cảm lạnh,…
2. Các triệu chứng hay gặp khi trẻ bị nghẹt mũi.
Khi bị nghẹt mũi, trẻ sơ sinh thường có những dấu hiệu sau:
– Ho
– Hắt hơi
– Chảy nước mũi
– Hơi thở nặng nề, khó thở
– Sốt (nếu trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp).
3. Cách trị khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Nghẹt mũi tuy không quá nghiêm trọng nhưng có thể làm trẻ cảm thấy khó chịu, bệnh diễn ra trong một thời gian dài nếu không được điều trị triệt để, trẻ sẽ dễ bị mắc các bệnh lý về mũi như viêm mũi dị ứng, viêm xoang,… Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bạn có thể tham khảo một số cách chữa trị sau:
3.1 Sử dụng nước muối sinh lý để điều trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi giúp làm giảm chất nhầy, mũi khô thoáng hơn. Tuy nhiên không nên lạm dụng nước muối để nhỏ mũi cho trẻ vì nếu nhỏ nhiều mũi trẻ sẽ bị khô, khiến niêm mạc mũi bị tổn thương và dễ gây xung huyết mũi. Nhỏ mũi ở trẻ em bằng nước muối sinh lý chỉ khiến tình trạng nghẹt mũi ở trẻ khỏi hẳn nếu chứng nghẹt mũi nhẹ và không quá nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: trẻ em cảm lạnh uống thuốc gì
Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ
3.2 Sử dụng máy/dụng cụ rửa mũi
Nếu tình trạng nghẹt mũi khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ba mẹ có thể sử dụng máy hút, rửa mũi để loại bỏ chất nhầy dư thừa. Tuy nhiên cần sử dụng đúng cách, chỉ nên sử dụng với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, và cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy tiện sử dụng các dụng cụ rửa mũi có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ và khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
3.3 Loại bỏ chất nhầy
Chất nhầy có thể cứng lại thành một lớp vỏ xung quanh mũi của con bạn. Bạn có thể lấy một miếng bông làm ẩm bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý và nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy.
3.4 Vỗ rung
Vỗ rung có thể giúp bé bớt cảm giác tức ngực, đường thở thông thoáng sẽ dễ thở hơn. Có 2 cách để vỗ rung như sau:
Cách 1: Đặt con nằm úp trên đầu gối của bạn và lấy tay nhẹ nhàng vỗ lưng.
Cách 2: Cũng vỗ tương tự như cách 1 nhưng đặt trẻ ngồi trên đùi và hướng phía trước khoảng 30°. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chỉ áp dụng cách vỗ rung cho trẻ khi mẹ đảm bảo đã vỗ rung đúng cách. Vì nếu vỗ rung không đúng cách sẽ càng làm cho chất nhầy trong mũi trẻ bị đẩy lên và có thể gây sặc và trẻ có thể bị tắc đường thở nếu mẹ vỗ rung không đúng cách.
3.5 Uống thuốc để điều trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Ba mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc để giúp làm loãng các chất nhầy, giúp đường thở thông thoáng và giảm các triệu chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần đảm bảo tuân theo chỉ định của bác sĩ, ba mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ sử dụng thuốc tùy ý.
>>>>>Xem thêm: 5 Biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em phổ biến nhất
Ba mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc để giúp làm loãng các chất nhầy, giúp đường thở thông thoáng và giảm các triệu chứng nghẹt mũi.
Khi phát hiện thấy trẻ sơ sinh có các biểu hiện nghẹt mũi không nên quá lo lắng, trước hết cần vệ sinh đường thở (mũi) cho trẻ, sau đó theo dõi bé. Nếu tình trạng nghẹt mũi của trẻ ngày càng nặng hơn, ba mẹ nên cho con đi khám tại cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp hiệu quả nhất cho trẻ. Không nên sử dụng thuốc tùy ý tránh bệnh của bé nặng hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.