Phần lớn nhiều gia đình có xu hướng chỉ khi nào trẻ có triệu chứng bệnh thì mới đưa đi khám. Do chưa hiểu rõ vai trò của việc khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em cũng như các bước khám thiết yếu. Nên đến nay có không ít bậc phụ huynh vẫn còn phân vân, đắn đo không biết có nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe toàn diện hay không?
Bạn đang đọc: Vì sao khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em là điều cần thiết?
Để giải đáp cho thắc mắc trên, cha mẹ đừng bỏ qua bài viết này nhé. Bài viết sẽ chỉ ra những nguy cơ luôn rình rập tấn công sức khỏe của trẻ. Đồng thời, với các lợi ích của hoạt động khám sức khỏe tổng quát định kỳ, cha mẹ sẽ có câu trả lời cho riêng mình.
1. Trẻ em – Đối tượng dễ bị tấn công bởi nhiều nhân tố gây bệnh
So với người lớn, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý. Hệ miễn dịch của trẻ lúc này vẫn còn kém và dễ bị tấn công bởi nhiều yếu tố gây bệnh. Sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm cao, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, thời tiết thay đổi đột ngột,…đều ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ rất nhiều.
Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em, cha mẹ nên biết:
– Bệnh tay chân miệng
– Bệnh sốt ban đỏ
– Sâu răng – viêm lợi
– Các bệnh lý về tai – mũi – họng: viêm amidan, viêm tai ngoài, chảy máu cam,…
– Đau mắt đỏ
– Đau bụng, đau dạ dày,..
– Bệnh cúm mùa
– Béo phì, thừa cân
Sức khỏe của trẻ cần được quan tâm ngay từ đầu
2. Khám sức khỏe tổng quát định kỳ cho trẻ em có cần thiết?
Câu trả lời là CÓ. Khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em là việc làm hết sức có ý nghĩa trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ được theo dõi, chăm sóc phù hợp thì không chỉ phát triển tối đa ở giai đoạn hiện tại mà còn tác động lâu dài đến sức khỏe khi trưởng thành.
Quan trọng hơn, cha mẹ nên duy trì lịch thăm khám cho trẻ từ 6 tháng – 1 năm. Trong khoảng cách giữa các lần khám sẽ có rất nhiều biến đổi trong cơ thể của trẻ, vì vậy theo dõi và kiểm tra đều đặn sẽ đảm bảo sức khỏe của trẻ không bị tấn công bởi các mầm mống gây bệnh.
2.1. Lợi ích của khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em
Khám sức khỏe tổng quát mang tới rất nhiều lợi ích không chỉ dành cho trẻ mà còn chính cả cho cha mẹ của trẻ. Có thể kể đến như:
– Đây là cách tốt nhất để cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển của trẻ chính xác và rõ ràng nhất. Thông qua kết quả các xét nghiệm cơ bản, kết quả của khám lâm sàng – cận lâm sàng sẽ giúp cha mẹ biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của con ra sao. Bác sĩ sẽ đánh giá trẻ có đang phát triển đạt chuẩn theo đúng độ tuổi hay không, có đang gặp các vấn đề thừa cân, suy dinh dưỡng,…hay không.
– Phòng ngừa và tầm soát bệnh rủi ro bệnh tật. Điều này rất có ý nghĩa vì qua kiểm tra có thể phát hiện ra bệnh ngay cả khi chưa có triệu chứng (bệnh bẩm sinh, bệnh di truyền,…). Phát hiện sớm giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu chi phí tối đa.
– Giải đáp các thắc mắc, lo ngại của cha mẹ xung quanh vấn đề chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể thao phù hợp với trẻ, các thói quen xấu của trẻ,…
Cha mẹ chủ động đưa trẻ đi khám từ 1-2 lần/năm
.
2.2. Khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em gồm khám những gì?
Tùy vào từng độ tuổi thì các danh mục kiểm tra sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì quy trình khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em gồm những bước khám sau:
– Khám lâm sàng: Đây là bước khám đầu tiên, trẻ sẽ được kiểm tra chỉ số chiều cao và cân nặng. Sau đó lần lượt được kiểm tra về tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, khám chuyên khoa dinh dưỡng, nhi khoa,…
Đồng thời bác sĩ cũng sẽ khai thác các triệu chứng gần đây của trẻ (nếu có), tiền sử bệnh lý,…Cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ thông tin cung cấp cho bác sĩ để kết quả chẩn đoán được chính xác nhất.
– Xét nghiệm máu và nước tiểu: Bước khám quan trọng không thể thiếu bởi trẻ sẽ được kiểm tra các chỉ số đánh giá cơ bản. Dựa vào kết quả xét nghiệm máu sẽ đánh giá:
Phát hiện tình trạng thiếu máu và một số bệnh lý về máu
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Đánh giá các bệnh lý về gan, thận
Kiểm tra yếu tố sắt
Phát hiện sớm bệnh tiểu đường
Phát hiện sớm bệnh lý về thận – tiết niệu
– Chụp X-quang ngực thẳng và siêu âm ổ bụng tổng quát. Đây là hai danh mục giúp đánh giá tình trạng về phổi, về các cơ quan nội tạng bên trong ổ bụng (gan, mật, tụy, dạ dày,…). Hiện nay, với công nghệ y tế hiện đại thì phát hiện các dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể không còn gặp khó khăn. Bác sĩ dễ dàng nhận ra những tổn thương bên trong dựa vào việc quan sát kết quả hình ảnh của chụp X-quang và siêu âm.
Tìm hiểu thêm: Bao lâu nên đi khám sức khỏe định kỳ?
Gói khám sức khỏe tổng quát sẽ đánh giá toàn diện về thể chất của trẻ
3. Nên lựa chọn khám sức khỏe cho bé ở đâu?
Cha mẹ nào cũng muốn lựa chọn một nơi uy tín để khám sức khỏe cho trẻ. Hiện nay có rất nhiều địa chỉ mà cha mẹ có thể lựa chọn. Tuy nhiên, có một điều lưu ý là cha mẹ cần tìm hiểu, tham khảo thật kỹ trước khi chọn cơ sở y tế mong muốn. Có thể hỏi kinh nghiệm từ những bạn bè, người thân từng đưa con đi khám sức khỏe tổng quát; vào trang web của cơ sở y tế đó tìm hiểu,…. Với sự lựa chọn kĩ lưỡng, cha mẹ sẽ hạn chế rủi ro, tránh những cơ sở y tế không uy tín, dễ rơi vào tình cảnh “tiền mất tật mang”.
Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI là cái tên mà cha mẹ có thể tin tưởng lựa chọn bởi:
– Đa dạng gói khám nhi, trong đó gói khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em phù hợp từ 0 đến 15 tuổi.
– Đầy đủ trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao đem lại trải nghiệm thăm khám nhẹ nhàng – nhanh chóng và kết quả chính xác.
– Xóa bỏ nỗi sợ bệnh viện ở trẻ bởi đội ngũ bác sĩ, điều hướng viên thân thiện, hiểu rõ tâm lý của trẻ.
– Không gian thăm khám lý tưởng, có không gian dành riêng, tạo cảm giác gần gũi cho trẻ khi đến cơ sở thăm khám.
>>>>>Xem thêm: Đi khám sức khỏe tổng quát và những điều cần biết
Cha mẹ nên lựa chọn cơ sở uy tín khi đưa trẻ đi khám sức khỏe
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc của một số cha mẹ khi lăn tăn không biết có nên đưa trẻ đi khám sức khỏe tổng quát hay không. Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ hãy chủ động trong việc theo dõi con trẻ cũng như duy trì lịch khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em đều đặn mỗi năm nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.