Ung thư tử cung là bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe của chị em phụ nữ. Nếu như không được phát hiện và can thiệp chữa trị kịp thời có thể sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Vậy chị em hãy cùng tìm hiểu sự thật về tầm soát ung thư tử cung nhé!
Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư tử cung và những điều cần biết
1. Lý do chị em nên tầm soát ung thư tử cung
Tầm soát ung thư mang lại rất nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ, cụ thể như sau:
– Tầm soát ung thư giúp phát hiện bệnh sớm, làm tăng tỷ lệ chữa trị thành công lên đến 80-90%. Bệnh ở giai đoạn 2, tỷ lệ khỏi là 75%. Giai đoạn 3 là 35% và 15% ở giai đoạn 4.
– Hiện nay, có một số phương pháp được sử dụng trong việc tầm soát ung thư như: Pap smear, xét nghiệm HPV, soi cổ tử cung. Việc thực hiện phối hợp các cách thức này giúp các bác sĩ có thể theo dõi tình trạng bệnh tốt. Từ đó sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí và thời gian thăm khám.
– Không chỉ vậy, sàng lọc ung thư tử cung sẽ giúp chị em có thêm những kiến thức để chăm sóc sức khỏe. Có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để giảm nỗi lo về bệnh tật.
Sàng lọc ung thư tử cung mang nhiều lợi ích cho sức khỏe của chị em
2. Thời điểm nên sàng lọc ung thư tử cung
Tầm soát ung thư giúp phát hiện những thay đổi tiền ung thư hoặc các tế bào mầm mống bệnh đang phát triển ở giai đoạn đầu. Với mục đích nhằm điều trị sớm và làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh.
2.1. Thực hiện tầm soát với những đối tượng nào?
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ), việc tầm soát ung thư tử cung khuyến cáo nên được thực hiện đối với:
– Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên.Từ khoảng 21 đến 29 tuổi, nên làm xét nghiệm Pap 3 năm/lần. Độ tuổi này chỉ thực hiện xét nghiệm HPV khi kết quả xét nghiệm Pap có dấu hiệu bất thường.
– Nữ giới ở độ tuổi từ 30 – 65 tuổi nên làm xét nghiệm Pap với xét nghiệm HPV với tần suất khoảng 5 năm/lần. Và điều này cũng cần dựa vào tư vấn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.
Nên tầm soát ung thư cổ tử cung ít nhất 6 tháng/lần
2.2. Các dấu hiệu bất thường
Ở giai đoạn sớm, người mắc ung thư tử cung thường không có các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Đến khi bệnh lý phát triển tới giai đoạn xa hơn, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện một cách rõ hơn do khối u đã phát triển tại chỗ gây ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh và đồng thời sẽ di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ gặp nhất báo hiệu ung thư tử cung sớm mà chị em nên lưu ý:
– Ra máu âm đạo bất thường sau khi quan hệ tình dục, sau kỳ mãn kinh, giữa các kỳ kinh hoặc lượng kinh nguyệt sẽ nhiều hơn bình thường.
– Dịch âm đạo tiết nhiều, có màu xanh/ vàng, có lẫn cả máu cùng với mùi hôi bất thường.
– Đau hay khó chịu khi quan hệ tình dục là dấu hiệu cảnh báo các tổn thương ở đường sinh dục. Trong đó có ung thư tử cung mà các bạn cần lưu ý và tuyệt đối không nên chủ quan.
Tìm hiểu thêm: 5 loại răng sâu phổ biến và cách điều trị
Không nên chủ quan với những dấu hiệu bất thường của cơ thể
3. Các phương pháp sàng lọc ung thư tử cung
Nhận thức rõ được vai trò của tầm soát ung thư tử cung thì tỷ lệ tử vong do bệnh sẽ giảm một cách đáng kể. Hiện nay, để sàng lọc ung thư tử cung hiệu quả nhất sẽ kết hợp bởi nhiều phương pháp thăm khám khác nhau.
3.1. Soi cổ tử cung
Là phương pháp quan sát cổ tử cung qua máy soi. Soi cổ tử cung chiếu ánh sáng qua âm đạo, vào tử cung, có thể phóng to hình ảnh thật lên gấp 10-30 lần. Kỹ thuật này giúp phát hiện những tổn thương mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Việc làm này được thực hiện khi kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư tử cung thấy có những thay đổi bất thường trong tế bào.
Soi cổ tử cung là xét nghiệm rất hữu ích giúp bác sĩ chẩn đoán và có thể đánh giá được các bất thường. Phương pháp này là danh mục khám thiết yếu trong quy trình sàng lọc ung thư tử cung
3.2. Xét nghiệm Pap Smear
Xét nghiệm Pap Smear hay còn gọi là xét nghiệm Pap, là xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung. Phương pháp này thực hiện không đau, đơn giản và ít chi phí. Chị em nên thực hiện xét nghiệm định kỳ hàng năm, có nguy cơ âm tính giả nếu bỏ sót tế bào trong quá trình lấy mẫu.
3.3. Xét nghiệm Thinprep
Xét nghiệm Thinprep là phương pháp xét nghiệm tế bào ung thư được cải tiến so với xét nghiệm Pap. Đối với kỹ thuật này, quá trình thu thập các mẫu bệnh ở cổ tử cung để cho vào chất lỏng định hình trong lọ Thinprep. Sau đó sẽ được chuyển vào phòng thí nghiệm để xử lý bằng máy một cách tự động. Xét nghiệm Thinprep có khả năng phát hiện sớm các bất thường trong tế bào cổ tử cung với nhiều mức độ khác nhau.
Là phương pháp giúp giảm đáng kể tỷ lệ âm tính giả trong xét nghiệm Pap. Tăng tỷ lệ phát hiện ung thư tử cung biểu mô tuyến, chẩn đoán chính xác giai đoạn sớm tổn thương tế bào ở tử cung. Tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao hiệu quả kinh tế cho xã hội.
3.4. Xét nghiệm HPV DNA
Xét nghiệm này là phương pháp tầm soát ung thư tử cung sử dụng hệ thống máy tách chiết DNA tự động và công nghệ hiện đại. Giúp phân tích, xác định chính xác sự hiện diện virus HPV – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý ung thư tử cung ở phụ nữ.
Phương pháp này không khẳng định 100% phụ nữ có mắc bệnh hay không. Tuy nhiên dựa vào kết quả thu được có thể phát hiện được virus gây bệnh đang tồn tại trong cơ thể hay không. Từ đó sẽ giúp đánh giá được nguy cơ mắc bệnh trong tương lai và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
>>>>>Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Sâu răng có phải nhổ không?
Cần kết hợp các kết quả sàng lọc chuyên sâu với nhau để củng cố kết luận cuối cùng
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của chị em, Thu Cúc TCI đã triển khai gói khám kết hợp tầm soát ung thư vú – cổ tử cung – tử cung – buồng trứng. Với đầy đủ các danh mục khám cần thiết, giúp chị em có thể phát hiện các bệnh lý ngay cả khi không có triệu chứng. Cùng với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị tân tiến và dịch vụ chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp, tận tình… Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ được các chị em tin tưởng lựa chọn nhất hiện nay.
Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp chị em nhìn rõ hơn về tầm soát ung thư tử cung. Chị em hãy luôn chú ý thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe của chính mình nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.