Đau vai gáy tê tay là do đâu?bạn cần hiểu rõ đây là bệnh gì

Đau vai gáy tê tay không chỉ khiến người bệnh phải chịu những cơn đau mà còn làm cho hoạt động của tay bị hạn chế, khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Chính vì vậy, bạn cần hiểu rõ đây là bệnh gì và cách điều trị như thế nào là hiệu quả.

Bạn đang đọc: Đau vai gáy tê tay là do đâu?bạn cần hiểu rõ đây là bệnh gì

Biểu hiện của đau vai gáy tê tay

Triệu chứng thường gặp là đau nhức vùng cổ, vai gáy, cơn đau tăng lên khi bạn hoạt động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi. Bên cạnh đó là cổ cứng, khó cử động được linh hoạt. Thậm chí có những trường hợp đau vai gáy lan xuống cánh tay, các ngón tay gây ra hiện tượng tê bì.

Đau vai gáy tê tay là do đâu?bạn cần hiểu rõ đây là bệnh gì

Đau vai gáy tê tay có những biểu hiện thông thường sau:

  • Cơn đau di chuyển xuống cánh tay và gây hiện tượng tê bì, lúc này sẽ ảnh hưởng đến các ngón tay
  • Đau và tê buốt tại vùng bả vai, cánh tay cảm giác giống như có kiến bò, kim châm, tay trở nên khó cử động, yếu sức.
  • Nhiều trường hợp cơn đau thường xuất hiện vào buổi đêm, nguyên nhân do gối đầu cao, tay bị đè vào khi nằm nghiêng.
  • Cơn đau có thể hết sau vài giờ hoặc có thể kéo dài sang vài ngày, vài tuần, đau nhiều hơn khi hắt hơi, vận động mạnh, ho…
  • Ngoài ra, nhiều trường hợp người bệnh không chỉ đau vai gáy tê tay mà còn kèm theo các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, ù tai, ăn khó nuốt, thậm chí là rối loạn chức năng…

Nguyên nhân đau vai gáy tê tay

Từ việc nhận biết nguyên nhân đau vai gáy tê tay bạn sẽ có cách xử trí kịp thời những cơn đau. Có những trường hợp cơn đau xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt, nhưng thông thường đau vai gáy tê tay do các nguyên nhân sau

Do sai tư thế

Sai tư thế hoạt động, nghỉ ngơi như gối đầu cao khi ngủ, kê đầu trên vật cứng một thời gian dài vài tiếng, ngồi làm việc trong thời gian quá lâu không đổi tư thế, bê vác vật nặng… khiến cho các cơ bị căng cứng gây ra hiện tượng mỏi cơ, các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép làm cho máu khó lưu thông, tắc nghẽn và gây đau.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm khớp cùng chậu

"Nguyên

Do tuổi tác

Bệnh rất dễ xảy ra đối với người bắt đầu đến tuổi trung niên, với hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.

Do các tổn thương xương khớp

Những người bị các tổn thương hoặc các bệnh lý về xương khớp cột sống cổ như: Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, viêm khớp dạng thấp, chấn thương vùng cổ… cũng có nguy cơ cao bị đau vai gáy tê tay.

Do bệnh xơ vữa động mạch

Người bị bệnh xơ vữa động mạch cũng gặp phải tình trạng này do mạch máu bị thu nhỏ gây khó khăn cho việc cung cấp oxy tới các mạch máu ở đầu ngón tay.

Giải pháp cho đau vai gáy tê tay

Khi có những biểu hiện đau vai gáy tê tay thì bạn cần đi khám chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán, điều trị và tư vấn kịp thời.

Đau vai gáy tê tay là do đâu?bạn cần hiểu rõ đây là bệnh gì

>>>>>Xem thêm: “Điểm mặt” nguyên nhân gây đau khớp gối

Đi khám khi có những biểu hiện đau vai gáy tê tay

Ngoài ra bạn cần chú ý một số điều sau:

Chú ý đến tư thế của bản thân

Không nên ngủ gối đầu quá cao, không gối vật cứng, ngồi phải thẳng lưng, nhất là không nên ngủ gục dưới bàn. Tránh ngồi quá lâu một tư thế, hãy dành chút thời gian để cho cơ cổ, vai gáy và tay chân được nghỉ ngơi. Không nên mang vác nặng, quá sức vì sẽ gây áp lực lớn lên phần cổ gáy dây đau nhức. Xoa bóp ở những chỗ đau và tê, để làm giãn cơ, tăng cường lưu thông khí huyết giúp giảm đau nhức hiệu quả.

Không được xoay, vặn cổ vai gáy mạnh hoặc đột ngột vì rất dễ gây tổn thương cho dây thần kinh, cột sống, tình trạng đau sẽ nghiêm trọng hơn.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

Tập những bài tập phù hợp, nhẹ nhàng như các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu về phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống… để phòng và giảm các triệu chứng của bệnh.

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali, vitamin B, C, D, E, omega-3 bằng cách ăn nhiều rau xanh và hoa quả để làm chậm quá trình loãng xương, thoái hóa khớp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *