Niềng răng là một trong những biện pháp phổ biến hiện nay nhằm khắc phục tình trạng răng thưa, răng khấp khểnh,….giúp hàm răng đều đặn, về đúng vị trí. Vậy quá trình niềng răng diễn ra như thế nào và có phức tạp hay không, đây là điều mà nhiều người băn khoăn khi tìm hiểu về phương pháp này.
Bạn đang đọc: Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào?
1. Niềng răng – phương pháp hiệu quả giúp hàm răng đều đẹp
Niềng răng là một trong những phương pháp giúp răng đều đẹp
Niềng răng là một trong những phương pháp có thể giúp bạn “phù phép” một hàm răng không đều trở thành một hàm răng đều đẹp. Thông qua dụng cụ máng niềng hay mắc cài, các răng mọc lệch sẽ được tác động một lực vừa đủ để dần dần đứa chúng về vị trí mong muốn.
Hiện nay, niềng răng được áp dụng trong hầu hết các trường hợp răng thưa, răng khểnh, răng hô, răng mọc lệch, … Tuy nhiên, phương pháp chỉ có thể tiến hành khi bạn từ 12 đến 35 tuổi, độ tuổi mà răng còn khả năng tự phục hồi và lý tưởng nhất là trong độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi. Quá trình niềng răng không quá phức tạp nhưng có thể bạn sẽ cần nhổ bỏ 1 hoặc 2 chiếc răng để có thể đủ chỗ cho việc thu hàm và quan trọng nhất là cần sự kiên trì và chăm sóc răng miệng cẩn thận để đạt được hiệu quả niềng.
2. Quá trình niềng răng
Vậy, quá trình niềng răng sẽ diễn ra như thế nào và kéo dài trong khoảng bao lâu. Đây là thắc mắc của hầu hết mọi người khi tìm hiểu về niềng răng. Thời gian niềng răng tùy thuộc vào mỗi người bởi mức độ cần điều chỉnh của mỗi hàm khác nhau, thời gian phục hồi phụ thuộc cơ địa từng người và phương pháp sử dụng cũng có khác biệt về thời gian hiệu quả,… Quá trình niềng có thể kéo dài từ 6 đến 3 năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, tất cả đều cần trải qua các bước cơ bản sau đây:
2.1. Khám tổng quát và chụp Xquang toàn bộ răng
Đây là bước cơ bản đầu tiên trong quy trình niềng răng được thực hiện. Thăm khám tổng quát và chụp Xquang răng sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn tổng thể về tình trạng răng miệng của khách hàng và phát hiện các vấn đề bệnh lý răng miệng nếu có. Từ kết quả này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh lý răng miệng (nếu cần thiết), tư vấn về hiện trạng răng và đề xuất các phương án điều chỉnh nha cho khách hàng, phân tích khoảng chi phí và các phương pháp phù hợp.
2.2. Lấy dấu hàm răng và thực hiện thủ thuật nhổ răng nếu cần
Khi khách hàng đồng ý thực hiện dịch vụ, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm răng. Việc lấy dấu sẽ giúp khách hàng có cái nhìn chi tiết về hàm răng cũng như phân tích được chi tiết quá trình niềng sẽ diễn ra như thế nào. Cùng với kết quả thăm khám lâm sàng, một hồ sơ chi tiết về quá trình niềng răng sẽ được xây dựng để người niềng hình dung ra. Trong bước này, bác sĩ cũng sẽ tiến hành nhổ răng nếu cần đối với các hàm hô, lệch,.. răng không đủ chỗ để mọc thẳng.
2.3. Thiết kế mắc cài hoặc máng niềng răng
Từ dấu răng bằng thạch cao đã lấy ở bước 2, mắc cài hoặc máng niềng sẽ được thiết kế theo kích thước răng của người niềng và sẽ mất thời gian khoảng 1 tuần để hoàn thành trước khi thực hiện gắn mắc cài hoặc đeo máng niềng.
2.4. Tiến hành niềng răng
Tìm hiểu thêm: Nhổ răng hàm số 7 khi nào? Phương pháp nhổ răng số 7 là gì?
Đặt mắc cài là bước quan trọng trong quá trình niềng răng
Trước khi tiến hành niềng răng, người bệnh được vệ sinh răng miệng và đánh bóng răng sạch sẽ.
Đối với niềng răng trong suốt, sau khi hoàn thành máng niềng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách đeo máng niềng và quá trình niềng cũng bắt đầu. Tuy nhiên đối với niềng răng mắc cài, quá trình gắn mắc cài và khí cụ sẽ diễn ra lâu hơn và đòi hỏi sự tỷ mỉ hơn.
Trước khi bạn ra về, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng cũng như ăn uống để không làm ảnh hưởng tới quá trình niềng răng. Đồng thời, lịch tái khám cũng được thiết lập. Bạn cần ghi nhớ các mốc này để tới kiểm tra tiến trình niềng răng, thay thế hàm niềng hay sít mắc cài,.. để hàm răng được đưa dần về đúng vị trí.
2.5. Kết thúc quá trình chỉnh nha
Thời gian chỉnh nha được kết thúc khi hàm răng đã đạt độ đều đẹp như ý muốn. Bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài hoặc bỏ máng niềng. Sau đó sẽ hẹn lịch tái khám để chắc chắn quá trình niềng răng đã hoàn thành. Lúc này, hãy mỉm cười và đón nhận thành quả sau những ngày kiên trì niềng răng nhé.
3. Các loại niềng răng phổ biến hiện nay
Ngày nay, phương pháp niềng răng trở nên phổ biến và được thiết kế đa dạng nhiều loại, phù hợp với nhu cầu sử dụng và kinh tế. Trong đó phân chia hai loại chính là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign (niềng răng bằng máng niềng)
3.1. Niềng răng bằng mắc cài
Niềng răng bằng mắc là phương pháp lâu đời nhất và cũng là phương pháp cho hiệu quả niềng răng tốt nhất. Trong phương pháp này, cần sử dụng khí cụ là mắc cài và dây thun để điều chỉnh lực kéo tác dụng lên răng, từ đó mang lại hiệu quả khi niềng răng. Hiện nay, niềng răng mắc cài có nhiều kiểu loại như:
– Xét về vị trí mắc cài có niềng răng mắc cài mặt ngoài và niềng răng mắc cài mặt trong. Trong đó niềng răng mắc cài mặt trong là toàn bộ dụng cụ niềng được đặt bên trong bề mặt răng, chính vì vậy mà đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, quá trình chăm sóc suốt thời gian niềng răng cầu kỳ hơn song vẫn đạt hiệu quả niềng răng, đồng thời giúp đảm bảo tối đa yêu cầu về tính thẩm mỹ.
– Xét về chất liệu của mắc cài, ta có các loại mắc cài kim loại, mắc cài sứ và mắc cài pha lê. Trong đó mắc cài kim loại là loại mắc cài được sử dụng phổ biến hiện nay.
– Xét về cơ chế niềng, ta có loại mắc cài thủ công (cần điều chỉnh thủ công bằng tay, được thực hiện trong mỗi lần niềng răng) và mắc cài tự đóng (có hệ thống rãnh trượt bên trong mắc cài giúp dây cung có thể tự di chuyển và điều chỉnh răng đúng hướng, đều lực).
>>>>>Xem thêm: Cách chữa răng nhạy cảm an toàn và hiệu quả các bạn nên biết
Khách hàng thực hiện niềng răng trong suốt tại BV ĐKQT Thu Cúc
3.2. Niềng răng trong suốt
Đây là phương pháp mới nhất và hiện đang trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều bạn trẻ có nhu cầu niềng răng. Niềng răng trong suốt sử dụng một máng niềng được thiết kế riêng với kích cỡ từng hàm răng, tạo nên từ chất liệu nhựa dẻo trong suốt. Máng niềng sau khi được đeo vào răng sẽ tác động lực lên răng và điều chỉnh dần dần các răng về đúng vị trí.
Phương pháp này có ưu điểm nổi bật về đảm bảo tính thẩm mỹ, thuận lợi tháo lắp vệ sinh song chi phí cao hơn niềng răng mắc cài nói chung và thời gian niềng sẽ lâu hơn phương pháp niềng mắc cài.
Như vậy với những thông tin trên đây, hi vọng bạn đã hiểu rõ về quá trình niềng răng sẽ diễn ra như thế nào, cũng như các loại niềng răng để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho mình trong hành trình giúp hàm răng trở nên đều và đẹp như ý muốn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.