Nhổ răng khôn đối với người bình thường ngoài cảm giác đau do nhổ răng khôn thì gần như không còn mối lo lắng nào hơn. Thế nhưng với mẹ bầu, nhổ răng khôn lại là vấn đề cần quan tâm một cách đặc biệt bởi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy nhổ răng khôn khi mang thai có nên hay không?
Bạn đang đọc: Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không?
1. Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không?
Vấn đề răng miệng ở mẹ bầu là một trong những vấn đề quan trọng cần quan tâm trong suốt thai kỳ. Bên cạnh các bệnh lý về răng miệng mà mẹ bầu có thể gặp phải khi mang thai do sự thiếu hụt canxi trong cơ thể thì mọc răng khôn chính là “nỗi lo lắng” cho mẹ bầu khi không may gặp phải trong thai kỳ. Lý do bởi không ít mẹ bầu bước vào tình huống “tiến thoái lưỡng nan”: để thì đau mà nhổ thì nguy hiểm cho bé.
Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không là điều mà nhiều mẹ bầu thắc mắc khi không may răng khôn mọc trong thai kỳ
Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ và không chèn ép tới các răng khác là trường hợp may mắn khi mọc răng khôn đối với mẹ bầu. Thế nhưng không phải mẹ bầu nào cũng có răng khôn mọc thẳng. Khi răng khôn mọc lệch gây ảnh hưởng trực tiếp tới vùng nướu, lợi và các răng xung quanh gây ra tình cảm giác đau đớn. Cùng với cơ địa nhạy cảm của mẹ bầu trong thai kỳ khiến các cơn đau này dữ dội hơn rất nhiều với người bình thường. Song, đối với chị em đang mang thai thì luôn phải ưu tiên giữ chiếc răng khôn này bởi lý do quan trọng sau đây:
– Quá trình nhổ răng khôn gây ra tổn thương lớn cho mẹ bầu. Đặc biệt trong thai kỳ các vết thương hở rất dễ bị nhiễm trùng và ngay lập tức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Trên thực tế, có không ít trường hợp đau lòng xảy ra với thai nhi và mẹ bầu khi tiến hành nhổ răng khôn.
– Các cơn đau nhức sau nhổ răng khiến việc ăn uống và bổ sung dinh dưỡng của mẹ không hiệu quả ảnh hưởng tới dinh dưỡng của thai nhi.
– Trong quá trình mang thai, mẹ rất dễ bị mắc các bệnh răng miệng và các vi khuẩn gây bệnh răng miệng cũng thường có sẵn trong khoang miệng của mẹ, phổ biến là vi khuẩn Porphyromonas gingivalis, Streptococcus mutans. Các vi khuẩn và sản phẩm bài tiết độc hại từ chúng có thể theo hệ tuần hoàn xâm nhập vào thai nhi và tấn công thai nhi, trong đó có hệ men răng của bé gây ra cho trẻ một loạt các vấn đề về răng miệng sau này.
– Quá trình nhổ răng khôn bắt buộc thực hiện các kỹ thuật y tế như chụp XQuang răng miệng, gây tê, giảm đau,…. đây đều là các kỹ thuật y tế ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của trẻ. Ngoài ra, sau nhổ răng, việc sử dụng các loại kháng sinh không được kiểm soát tốt có thể là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh, bất thường về thần kinh, trí tuệ của trẻ.
Chính bởi những lý do trên mà việc nhổ răng khôn khi mang thai không được khuyến khích thực hiện. Các bác sĩ sẽ đưa ra các hướng dẫn, lời khuyên giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn với chiếc răng khôn trong thai kỳ, và đợi sau khi bé chào đời an toàn sẽ tiến hành nhổ bỏ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc như răng khôn mọc ngầm ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh, răng khôn có hiện tượng áp xe, nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ đánh giá và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khôn, tình trạng sẽ được duy trì và tiến hành nhổ bỏ khi mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7. Song quá trình nhổ răng phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn giỏi để phòng ngừa mọi biến chứng sản khoa có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Tìm hiểu thêm: Đau nướu răng trong cùng – Dấu hiệu của nhiều vấn đề răng miệng
Mọc răng khôn gây đau đớn cho mẹ bầu song việc nhổ răng không được khuyến khích khi mang thai vì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé
2. Mẹ bầu chăm mọc răng khôn cần chăm sóc răng miệng thế nào?
Việc chăm sóc răng miệng khi mọc răng khôn là vấn đề quan trọng cần thực hiện đúng cách để ngăn ngừa hậu quả xấu có thể xảy ra. Trước hết, trong quá trình mang thai, nếu có bất kỳ bất thường nào về răng miệng, mẹ bầu cần chủ động tới nha khoa để thăm khám và chẩn đoán. Đối với trường hợp mọc răng khôn, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc răng miệng đúng cách để tránh áp xe, nhiễm trùng cũng như đưa ra lưu ý quan trọng trong chế độ ăn uống phù hợp với cơ địa để không ảnh hưởng tới thai nhi và sức khỏe răng miệng.
Bên cạnh đó, một số hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau đây mẹ bầu cũng cần lưu ý:
2.1. Vệ sinh răng miệng và thận trọng với vấn đề ăn vặt
Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn là điều cần thiết để tránh bệnh răng miệng và sự tấn công của vi khuẩn vào vùng răng khôn. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn vặt hằng ngày của mình. Hãy lựa chọn các thực phẩm ít đường, ít tinh bột vào các bữa phụ và ghi nhớ súc miệng, dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng tránh mảng bám.
2.2. Duy trì súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày
Việc súc miệng tưởng chừng rất đơn giản song lại là biện pháp hiệu quả giúp giảm đau và tránh những viêm nhiễm khi mọc răng khôn. Mẹ bầu nên duy trì súc miệng nước muối ấm vào buổi sáng, buổi tối và sau khi tiến hành vệ sinh răng miệng.
2.3. Thực hiện thăm khám thường xuyên với bác sĩ nha khoa
Việc thực hiện thăm khám thường xuyên với bác sĩ nha khoa sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát được quá trình mọc răng khôn.
>>>>>Xem thêm: Những lưu ý không thể bỏ qua khi nẹp răng trong suốt
Răng khôn cần được chăm sóc đúng cách trong thai kỳ và sẽ được nhổ bỏ sau sinh
3. Lời khuyên về răng miệng cho chị em đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai
Với những thông tin nêu trên, chắc hẳn chị em đã hình dung được mức độ nguy hiểm của mọc răng khôn cũng như nhổ răng khôn khi mang thai. Chính vì thế, lời khuyên cho chị em trước mang thai là hãy nhớ kiểm tra sức khỏe răng miệng khi có kế hoạch chuẩn bị mang thai.
Việc kiểm tra sức khỏe răng miệng giúp phát hiện và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành chụp Xquang. Nếu phát hiện răng khôn bất thường và đang có xu hướng mọc, bác sĩ sẽ đề xuất phương án xử lý sớm răng khôn nếu cần thiết để tránh các bất lợi cho mẹ bầu trong thai kỳ. Ngoài ra, chị em cũng cần duy trì một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung đầy đủ canxi và luôn duy trì thói quen vệ sinh răng miệng để có một hàm răng khỏe mạnh nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.