[Cảnh báo] Sốt xuất huyết vào mùa, biện pháp nào để bảo vệ

Sốt xuất huyết ở trẻ em bắt đầu ra tăng trong thời điểm nắng nóng kéo dài, nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi đột ngột. Đây là môi trường thuận lợi cho nhiều loại muỗi cư trú, phát triển và gây bệnh sốt xuất huyết. Ba mẹ cần nắm rõ các thông tin dưới đây, để bảo vệ bé yêu trước nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát.[Cảnh báo] Sốt xuất huyết vào mùa, biện pháp nào để bảo vệ

Bạn đang đọc: [Cảnh báo] Sốt xuất huyết vào mùa, biện pháp nào để bảo vệ

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu ba mẹ không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. (ảnh minh họa)

Sốt xuất huyết và tác nhân chính gây bệnh

Sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm do một số họ virus sau đây gây ra: Arenavirus, Filoviridae, Buyaviridae và Flavivirus. Trong đó ở Việt Nam, chủ yếu là mắc số xuất huyết Dengue (sốt xuất huyết thuộc họ Filoviridae gây ra). Bệnh có biểu hiện sốt cao kèm xuất huyết. Với tác nhân chính gây ra bệnh là muỗi, đặc biệt là muỗi vằn.

Sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện như thế nào?

Sốt xuất huyết là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Chính vì vậy, ba mẹ cần nhiệt biết sớm các triệu chứng khi trẻ bị sốt xuất huyết, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng và lây lan ra cộng đồng.

Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết trẻ bị cảm lạnh và những thuốc có thể dùng cho trẻ

[Cảnh báo] Sốt xuất huyết vào mùa, biện pháp nào để bảo vệ

Sốt xuất huyết có biểu hiện là sốt cao, nổi mẩn trên người, xuất huyết (trong hoặc ngoài) cơ thể.

Sau khi bị muỗi đốt từ 7-10 ngày, trẻ sẽ bắt đầu có các biểu hiện bệnh sau đây:

– Cảm giác mệt mỏi, đau nhức toàn thân.

– Sốt cao 39-40 độ C, kèm theo các biểu hiện đau đầu vùng trán hoặc sau hố mắt, chán ăn, nôn, buồn nôn và đầy bụng, đau bụng vùng thượng vị và vùng hạ sườn phải. Trẻ sốt liên tục, kéo dài khoảng 2-7 ngày, một số bé có biểu hiện sốt 2 pha (sốt 1-2 ngày đầu rồi hết sốt trong ngày 3-4, sau đó sốt trở lại).

– Sau khi sốt 2-3 ngày, trên da hoặc toàn thân trẻ có biểu hiện sung huyết và phát ban dát đỏ, hoặc có ban xuất huyết dưới dạng chấm, nốt, chảy máu cam. Nặng hơn trẻ có thể xuất hiện các mảng bầm tím trên da hoặc xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện nôn và đi ngoài ra máu.

– Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của sốt, trẻ có thể có diễn biến bệnh nặng hơn do biến chứng của bệnh, với các biểu hiện ban đầu là bứt rứt, khó chịu, nhiệt độ giảm đột ngột; đau bụng từng cơn có xu hướng tăng; nôn nhiều hơn; lượng nước tiểu giảm, trẻ trở nên mệt mỏi, lừ đừ. Khi này, ba mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện ngay.

Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em như thế nào?

[Cảnh báo] Sốt xuất huyết vào mùa, biện pháp nào để bảo vệ

>>>>>Xem thêm: Chữa bệnh ho ở trẻ em trong mùa lạnh sao cho hiệu quả?

Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho con yêu.

Trẻ em hay người lớn khi bị sốt xuất huyết đều cần chẩn đoán dựa trên lâm sàng và xét nghiệm. Đa số các ca bệnh nhẹ, khi phát hiện được bổ sung đầy đủ nước, hạ sốt và các chất dinh dưỡng vào cơ thể sẽ khỏi bệnh trong vòng vài ngày. Với các trường hợp nặng, cần nhập viện và chăm sóc tích cực, bổ sung lượng nước vào cơ thể và tránh gây ra biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết giảm tiểu cầu, ảnh hưởng chức năng gan, thận,…Đã có những trường hợp trẻ tử vong vì sốt xuất huyết, do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Hiện nay vắc-xin phòng sốt xuất huyết Dengue đang được nghiên cứu, vì vậy chưa có vắc-xin phòng tránh bệnh này. Đồng thời cũng chưa có thuốc đặc trị dành riêng cho bệnh sốt xuất huyết. Chính vì vậy, việc tiêu diệt tác nhân gây bệnh là muỗi vằn (yếu tố truyền nhiễm và gây bệnh) là biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết bùng phát và lây lan thành dịch bệnh.

Khuyến cáo phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thanh – Bác sĩ Chuyên khoa Nhi, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết:

– Cần theo dõi tất cả các trường hợp trẻ bị sốt trên 38°C, nếu nghi ngờ SXH nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám, làm xét nghiệm và hướng dẫn chăm sóc hợp lý.

– Chú ý các biện pháp vệ sinh môi trường:

+ Dọn dẹp các khu vực nước đọng xung quanh nhà, các bể chứa nước, chậu cây, diệt sạch lăng quăng, bọ gậy, thu dọn các vật dụng chứa nước cặn, lưu thông cống rãnh.

+ Nhà cửa thoáng sạch, tránh để tối tăm, bí gió là nơi muỗi cư trú…

+ Diệt muỗi: nuôi cá diệt lăng quăng, phun thuốc diệt muỗi, bôi kem chống muỗi, mắc màn khi ngủ

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là đơn vị khám chữa bệnh uy tín được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. Nếu phát hiện thấy trẻ có các triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết, ba mẹ không nên chủ quan điều trị cho trẻ ở nhà, mà nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời và tránh lây lan ra cộng đồng.

Bạn hãy liên hệ tổng đài bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 để được tư vấn và đặt lịch khám nhanh nhất cho bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *