Vắc xin cúm tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi? Những lưu ý khi tiêm phòng

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người mắc, nhất là đối tượng trẻ em dưới 1 tuổi hệ thống miễn dịch còn non yếu. Tiêm vắc xin cúm cho trẻ dưới 1 tuổi là rất cần thiết để bảo vệ trẻ trước những biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Vắc xin cúm tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi? Những lưu ý khi tiêm phòng

1. Trẻ em dưới 1 tuổi mắc cúm nguy hiểm như thế nào?

Ở một cơ thể khỏe mạnh, cúm mùa thường không có những ảnh hưởng nghiêm trọng, bệnh chỉ mang đến cảm giác khó chịu, mệt mỏi trong vài ngày và khỏi sau 1 đến 2 tuần nhiễm bệnh. Nhưng cúm mùa cũng có thể gây nguy hiểm cho người mắc, thậm chí là chết người, nhất là với đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nói riêng và trẻ em dưới 5 tuổi nói chung.

Trẻ em dưới 1 tuổi khi mắc cúm mùa thường có biểu hiện là sốt, ho kéo dài, kém ăn, mệt mỏi,… Trẻ em mắc cúm sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều, nếu không điều trị sớm và đúng bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng tai, hen suyễn, viêm cơ tim, suy đa cơ quan, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Vắc xin cúm tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi? Những lưu ý khi tiêm phòng

Trẻ em dưới 1 tuổi khi mắc cúm mùa thường có biểu hiện là sốt, ho kéo dài,…

Tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ dưới 1 tuổi là biện pháp phòng ngừa tốt nhất giúp trẻ không bị ảnh hưởng bởi virus cúm và các biến chứng.

2. Loại vắc xin phòng cúm cho trẻ dưới 1 tuổi

Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi có thể tiêm bất kỳ loại vắc xin cúm nào đã được cấp phép và phù hợp với lứa tuổi. Điều quan trọng nhất là cần tiêm đầy đủ và đúng lịch để đạt hiệu quả phòng ngừa cao nhất.

Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ sự khác nhau giữa vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1

Vắc xin cúm tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi? Những lưu ý khi tiêm phòng

Điều quan trọng nhất khi tiêm vắc xin cúm cho trẻ dưới 1 tuổi là tiêm đầy đủ và đúng lịch

Hiện nay, ở Việt Nam đang phổ biến 4 loại vắc xin phòng cúm là vắc xin Influvac Tetra, vắc xin Vaxigrip Tetra, vắc xin GCFlu, vắc xin Ivacflu- S. Trong đó, vắc xin Vaxigrip Tetra, vắc xin GCFlu là 2 loại vắc xin phù hợp với độ tuổi của trẻ em dưới 1 tuổi.

2.1. Vắc xin Vaxigrip Tetra – Pháp

Vắc xin Vaxigrip Tetra có hàm lượng 0,5 ml/một lần tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến người lớn.

– Với trẻ em từ 6 tháng tuổi đến nhỏ hơn 9 tuổi, liệu trình tiêm sẽ gồm 2 mũi, mũi tiêm thứ hai cách mũi đầu tiên ít nhất 4 tuần. Sau đó, mỗi năm trẻ cần được tiêm nhắc lại vắc xin cúm 1 lần.

– Với trẻ từ 9 tuổi và người lớn, lịch tiêm chỉ gồm 1 mũi và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần.

2.2. Vắc xin GCFlu – Hàn Quốc

Vắc xin GCFlu – Hàn Quốc phòng bệnh cúm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn với lịch tiêm chủng như sau:

– Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi, lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi thứ hai tiêm cách mũi đầu tiên ít nhất 4 tuần. Sau đó, mỗi năm trẻ cần được tiêm nhắc lại vắc xin cúm 1 lần.

– Trẻ từ 9 tuổi và người lớn, lịch tiêm chỉ gồm 1 mũi và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần.

Để biết thêm thông tin về vắc xin cúm phù hợp cho trẻ em, bố mẹ có thể liên hệ với đơn vị tiêm chủng để được tư vấn và hỗ trợ.

Ngoài tiêm phòng đầy đủ, bố mẹ cũng cần chủ động phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ bằng các biện pháp như:

– Giúp con rửa tay thường xuyên và lau tay sạch sẽ đúng cách. Bố mẹ và những người trực tiếp chăm sóc cho bé cũng cần giữ gìn vệ sinh tay cẩn thận.

– Vệ sinh sạch sẽ khu vực trẻ thường xuyên sinh hoạt, vệ sinh sạch sẽ chỗ ở của trẻ.

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người có biểu hiện của cúm như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi,…

– Bố mẹ có thể đăng ký tham gia các lớp kỹ năng bổ sung kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh, cách không cúm cho trẻ.

3. Trẻ em dưới 1 tuổi tiêm cúm có gặp tác dụng phụ không?

Vắc xin cúm cũng giống như tất cả những loại vắc xin khác, sau khi tiêm phòng trẻ có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Tác dụng phụ chính là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể trẻ đối với vắc xin.

Thông thường sau tiêm trẻ sẽ gặp phải những tác dụng phụ ở mức độ nhẹ đến trung bình như: sốt, mẩn đỏ và sưng tại chỗ tiêm, đau nhức tay chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn,… Các phản ứng phụ ở mức độ nhẹ đến trung bình thường tự khỏi sau 1 đến 2 ngày và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Những phản ứng phụ nặng là rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu như trẻ xuất hiện những biểu hiện nguy hiểm dưới đây cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất:

Vắc xin cúm tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi? Những lưu ý khi tiêm phòng

>>>>>Xem thêm: Các loại vacxin cần tiêm cho người lớn và địa chỉ tiêm chủng

Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện nguy hiểm cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ

– Trẻ sốt cao trên 39 độ C, tình trạng sốt cao kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Trẻ mệt lả, lừ đừ, gọi không có phản ứng, bị co giật.

– Trẻ quấy khóc kéo dài, khóc thét dữ dội.

– Trẻ có biểu hiện tím tái, thở rít, rút lõm lồng ngực khi thở.

4. Lưu ý khi tiêm vắc xin cúm cho trẻ em dưới 1 tuổi

Để đảm bảo an toàn khi tiêm phòng vắc xin cúm cho trẻ em dưới 1 tuổi, bố mẹ cầm nắm được một số lưu ý dưới đây.

– Khi đưa trẻ đi tiêm phòng không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no hoặc quá đói bởi điều này có thể xảy ra tác dụng phụ trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.

– Giúp bé tắm rửa sạch sẽ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng sau tiêm chủng.

– Mặc quần áo đơn giản cho trẻ để giúp bác sĩ dễ dàng thao tác trong quá trình tiêm.

– Mang theo đầy đủ uống hồ sơ giấy tờ của trẻ, đặc biệt nhất là sổ tiêm chủng để bác sĩ tiện theo dõi và đưa ra chỉ định phù hợp.

– Trao đổi đầy đủ với bác sĩ về tình hình sức khỏe của con, tiền sử bị bệnh, có bị dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không,… để bác sĩ có căn cứ đưa ra quyết định cho trẻ tiêm hay là tạm hoãn tiêm.

– Sau tiêm chủng bé cần được theo dõi tại cơ sở tiêm ít nhất 30 phút, theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ đầu sau tiêm. Nếu có biểu hiện bất thường bố mẹ cần báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ.

Trên đây là thông tin về vắc xin cúm cho trẻ dưới 1 tuổi, tác dụng phụ trẻ có thể gặp phải và những lưu ý cần thiết khi tiêm chủng. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tiêm phòng cúm cho trẻ, nếu có nhu cầu tiêm chủng hay có câu hỏi mong muốn được giải đáp, bố mẹ có thể liên hệ ngay với phòng tiêm chủng của TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *