Tê mỏi chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Có đáng lo không?

Nhiều người thắc mắc tê mỏi chân tay là biểu hiện của bệnh gì. Người bệnh có thể cảm thấy tê mỏi chân tay mà nguyên nhân không phải do các vật thể nào đó đè lên. Đồng thời tình trạng tê mỏi cũng không phải do hoạt động quá mức ở vùng chân, tay, hay đứng hoặc ngồi, cầm nắm vật nào đó quá lâu. Tê mỏi chân tay có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau.

Bạn đang đọc: Tê mỏi chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Có đáng lo không?

1. Triệu chứng tê mỏi chân tay

Tê mỏi chân tay là do rối loạn ở các cơ bắp, mô mềm xung quanh dây chằng và gân. Hệ quả là dây thần kinh bị tổn thương. Tình trạng này gây ra cảm giác tê và đau buốt.

Các triệu chứng tê mỏi chân tay khiến người bệnh có cảm giác như kiến bò, đau nhức. Thỉnh thoảng người bệnh cảm thấy tê buốt và có thể bị chuột rút (co cơ). Ở một số người, triệu chứng tê bì chân tay nặng khiến cảm giác tê buốt càng ngàng càng tăng. Lúc này các cơn đau có thể kéo sang cánh tay, cẳng tay, khắp vùng chân và mông hoặc ở thắt lưng. Nhiều khi có cảm giác phần tay hoặc chân bị tê, gây mất cảm giác.

Các triệu chứng tê mỏi chân tay thường xuất hiện vào thời điểm cuối ngày, ban đêm hoặc sáng thức dậy. Chân tay tê nhức khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, uể oải. Thậm chí dẫn đến ăn uống kém, ngủ không đủ giấc hoặc có thể nhức mỏi gây mất ngủ.

Tê mỏi chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Có đáng lo không?

Tê mỏi chân tay khiến người bệnh có cảm giác như kiến bò, đau nhức, thỉnh thoảng tê buốt và có thể bị chuột rút (co cơ) (ảnh minh họa)

2. Tê mỏi tay chân là biểu hiện của bệnh gì?

Tê mỏi chân tay có thể do một số nguyên nhân sau đây gây ra:

– Cơ thể thiếu chất: Thiếu canxi trong xương, thiếu vitamin D,… sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, thường xuyên đau nhức mỏi chân tay.

– Bệnh cơ xương khớp: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thấp khớp, viêm khớp, ung thư xương, chấn thương xương khớp do tụ máu vết thương… gây tê mỏi chân, tay.

– Bệnh lý khác như: Tiểu đường, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, các bệnh về gan, thận… cũng là một trong những nguyên nhân gây tê nhức chân tay.

– Ngoài ra, việc thay đổi thời tiết liên tục và thất thường cũng là một trong những nguyên nhân gây tê mỏi chân tay. Đặc biệt tình trạng này phổ biến ở những người thường phải lao động chân tay, khuân vác nhiều, hoặc những người lười vận động, làm việc trong văn phòng máy lạnh, tài xế hay những người làm trong ngành thủy sản thường xuyên phải tiếp xúc với đá lạnh, người cao tuổi hoặc người có tiền sử về bệnh xương khớp.

Tìm hiểu thêm: Khoa cơ xương khớp chiếm 35% dân số từ 50 đến 70 chiếm 70%

Tê mỏi chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Có đáng lo không?

Tê mỏi chân tay là do rối loạn ở các cơ bắp, mô mềm xung quanh dây chằng và gân từ đó khiến dây thần kinh bị tổn thương gây ra cảm giác tê và đau buốt (ảnh minh họa)

3. Xử trí ra sao khi bị tê mỏi chân tay?

Khi gặp tình trạng tê mỏi chân tay, người bệnh cần chú ý:

– Bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali, canxi (như tôm, cua, cá,…) và các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (B1, B6, B12). Các thực phẩm này giúp tăng cường lưu thông máu tới các bộ phận của cơ thể. Chúng giúp giảm đau và phục hồi chức năng của dây thần kinh các cơ, khớp.

– Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

– Thể dục thường xuyên nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe để cơ thể được khỏe mạnh.

– Đừng chủ quan khi gặp phải chứng bệnh tê mỏi chân tay và thường xuất hiện từ đầu ngón tay ở các chi, các khớp ngón, tăng dần lan ra cả bàn tay. Lúc này người bệnh cần phải tiến hành điều trị sớm nhất để bệnh không thuyên chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Tê mỏi chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Có đáng lo không?

>>>>>Xem thêm: Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Giải đáp thắc mắc tê mỏi chân tay là biểu hiện của bệnh gì cùng bác sĩ chuyên khoa

Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê mỏi chân tay. Hãy thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để xác định chính xác tê mỏi chân tay là biểu hiện của bệnh gì. Đồng thời, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng – sinh hoạt khoa học để đảm bảo sức khỏe xương khớp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *