Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em bùng phát vào mùa mưa

Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa và đang bước vào mùa mưa như hiện nay. Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ, thậm chí tử vong. Vậy các dấu hiệu nào biểu hiện trẻ đang mắc bệnh Tay Chân Miệng? Và khi nào thì nên cho trẻ nhập viện? Ba mẹ cần tham khảo những thông tin sau đây.

Bạn đang đọc: Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em bùng phát vào mùa mưa

Triệu chứng nhận biết bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em

Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em là một hội chứng do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Đây là loại virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến nhất, có tên là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71). Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ ở lứa tuổi mầm non, mẫu giáo dưới 5 tuổi.

Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em bùng phát vào mùa mưa

Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em là một bênh truyền nhiễm, dễ lây lan và thường gặp ở trẻ nhỏ (ảnh minh họa).

  • Trẻ mắc bệnh Tay Chân Miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn…Các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.
  • Trẻ bắt đầu cảm thấy sốt, ho ít, chảy mũi, có thể tiêu chảy hoặc nôn trớ, nhưng trẻ sẽ cảm thấy khó chịu hơn nhiều vì những mụn loét ở miệng làm bé bị đau, ăn không ngon và quấy khóc.
  • Trong 1 – 2 ngày đầu khi mắc tay chân miệng trẻ em sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước.
  • Mụn nước hay còn gọi là hồng ban nổi ở vị trí đặc biệt như tên gọi của bệnh, đó là  tại các vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông, đầu gối, khuỷu tay.

Số lượng mụn nước nổi nhiều hay ít không phản ánh bệnh nặng hay nhẹ, ba mẹ cần theo dõi trẻ và cho bé đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám với bác sĩ để có biện pháp xử trí hiệu quả nhất.

Vì sao bệnh Tay Chân Miệng dễ bùng phát vào mùa mưa?

Mùa mưa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm môi trường không khí tăng cao là cơ hội cho nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh và phát triển và bùng phát thành dịch bệnh, trong đó có virus gây bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em.

Trẻ đặc biệt là trẻ nhỏ lứa tuổi dưới 5 tuổi là đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp và bệnh truyền nhiễm như Tay Chân Miệng bởi sức đề kháng của bé khi đó còn kém, trẻ chưa ý thức được cách tự bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ thể do đó càng làm ra tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Mùa mưa các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, họng, viêm tai cũng dễ tái phát, bé bị mắc các bệnh lý này, bên cạnh việc các virus gây bệnh phát triển ở các cơ quan hô hấp thì các dịch ứ đọng trong khoang miệng của bé lâu ngày sẽ tạo môi trường thuận lợi cho virus gây bệnh Tay Chân Miệng phát triển.

Biến chứng nguy hiểm từ bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em

Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm màng não ở trẻ. Trẻ bị Tay Chân Miệng do virus gây bệnh khiến bé bị sốt, đau đầu, cứng cổ, hoặc đau lưng. Nếu để lâu trẻ có nguy cơ viêm màng não và cần nhập viện. Nguy hiểm hơn có thể là viêm não (sưng não), viêm cơ tim hoặc tê liệt, một số ít có thể bị bại liệt.

Điều trị bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em

Bệnh Tay Chân Miệng hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Nếu trẻ có các triệu chứng nghi ngờ mắc Tay Chân Miệng ba mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám sức khỏe của bé với bác sĩ, tại đây bác sĩ sẽ thăm khám và có thể chỉ định cho bé dùng một số thuốc nếu thực sự cần thiết. Nhiễm trùng ở trẻ lớn tuổi hơn, thanh thiếu niên, và người lớn thường rất nhẹ và kéo dài khoảng 1 tuần hoặc đôi khi lâu hơn. Thuốc hạ sốt sẽ có tác dụng hạ sốt cao. Tắm nước ấm cũng sẽ giúp làm hạ nhiệt độ xuống. Tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh vì kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus gây bệnh Tay Chân Miệng.

Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em bùng phát vào mùa mưa

Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em sẽ không quá nguy hiểm nếu như ba mẹ phát hiện sớm và cho trẻ đến thăm khám với bác sĩ.

Phương pháp tốt nhất là bạn nên cho bé thăm khám với bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của trẻ và sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bé, như sau:

– Độ 1: Có thể chăm sóc trẻ tại nhà, nhưng phải theo dõi thường xuyên và nếu thấy có biểu hiện bất thường cần đưa đi bệnh viện càng sớm càng tốt.

– Độ 2A: Cần được nhập viện để theo dõi, tránh những biến chứng nguy hiểm. Lúc này bé có biểu hiện rung giật cơ cân cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Các dấu hiệu trẻ bị bệnh Tay Chân Miệng ở giai đoạn nặng cần nhập viện

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị sốt xuất huyết, xử lý thế nào?

Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em bùng phát vào mùa mưa

Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ nếu có các biểu hiện nặng ba mẹ cần đưa bé đến thăm khám với bác sĩ ngay để tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị bệnh Tay Chân Miệng khi có các biểu hiện sau đây, ba mẹ cần cho bé nhập viện ngay để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm:

Quấy khóc liên tục kéo dài

Bệnh Tay Chân Miệng có thể khiến bé quấy khóc cả đêm hoặc ngủ khoảng 15 – 20 phút dậy lại rồi lại quấy khóc. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì con bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Sốt cao liên tục

Trẻ bị sốt liên tục hơn 48h , uống hạ sốt nhưng không đỡ, điều này cảnh báo mức độ viêm lớt rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.

Hay giật mình

Nếu thấy trẻ hay giật mình, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa. Và sau đó nên cho con đến thăm khám với bác sĩ ngay để được điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Biện pháp phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Bánh – Bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết: Vì chưa có vaccin phòng bệnh, nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là thực hiện vệ sinh tốt, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Và đặc biệt là nên cho trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Đây là một biện pháp tốt không chỉ bảo vệ bé trước nguy cơ của bệnh Tay Chân Miệng  mà còn giúp phát hiện sớm trẻ đang có nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng gì để bổ sung cho hợp lý, giúp con tăng sức đề kháng để chiến đấu với nhiều loại bệnh.

Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em bùng phát vào mùa mưa

>>>>>Xem thêm: Viêm amidan ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ thăm khám uy tín được nhiều ba mẹ an tâm và tin tưởng.

Sau đây là một số biện pháp giúp phòng tránh bệnh Tay Chân Miệng mà ba mẹ nên tham khảo, đó là:

  • Rửa tay đúng và thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh. Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng hiệu quả.
  • Làm sạch các vết bẩn, các dụng cụ đồ chơi bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.
  • Tránh tiếp xúc (hôn, ôm ấp, dùng chung đồ dùng hoặc cốc chén), tốt nhất nên cách ly tránh tiếp xúc với người bệnh tay chân miệng
  • Lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.
  • Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng và cho con đến cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chăm sóc.
  • Nên xây dựng thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ cho bé, đây là một việc làm tốt giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ chống lại nhiều loại bệnh.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại với phác đồ điều trị hạn chế kháng sinh là địa chỉ thăm khám uy tín được nhiều bậc phụ huynh an tâm, tin tưởng.

Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em và biện pháp phòng tránh hiệu quả cho bé trong mùa bệnh, bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *