Vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi? Không tiêm đủ có sao không?

Tiêm vắc xin phế cầu là cách tốt nhất của giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại phế cầu khuẩn và những bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn tìm hiểu vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi là đầy đủ và có hiệu quả tốt nhất, nếu không tiêm đủ mũi thì có sao không. Cùng tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: Vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi? Không tiêm đủ có sao không?

1. Tìm hiểu về vắc xin phế cầu

Theo thống kê trên thế giới, hàng năm có tới gần nửa triệu trẻ em tử vong do mắc các bệnh liên quan đến phế cầu, trong đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chiếm tỷ lệ cao. Khi bị nhiễm vi khuẩn phế cầu, người bệnh có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm về tai, phổi, máu và não, nhất là ở đối tượng trẻ em.

Tiêm vắc xin phế cầu là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe cho trẻ em và cả người lớn. Vắc xin phế cầu khi đưa vào cơ thể sẽ giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại phế cầu khuẩn, từ đó hạn chế khả năng nhiễm, hạn chế biến chứng và hạn chế tỷ lệ nhập viện do phế cầu.

Vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi? Không tiêm đủ có sao không?

Tiêm vắc xin phế cầu là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trước phế cầu khuẩn và những bệnh do phế cầu khuẩn gây ra

Hiện nay trên thế giới có ba loại vắc xin phế cầu là vắc xin phế cầu Synflorix, vắc xin Prevenar 13, vắc xin Pneumo 23. Trong đó ở Việt Nam hiện đang phổ biến hai loại vắc xin thế cầu là Synflorix và Prevenar 13.

Vắc xin Synflorix (có nguồn gốc từ Bỉ): vắc xin này có thể ngăn ngừa được 10 chủng phế cầu khác nhau, phòng các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Synflorix thường được tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi.

Vắc xin Prevenar 13 (có nguồn gốc từ Mỹ): đây là dòng vắc xin thế hệ mới giúp ngăn ngừa được 13 chủng phế cầu khác nhau. Prevenar 13 thường được sử dụng cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên và cả người lớn.

Vắc xin Pneumo 23 (có nguồn gốc từ Pháp): vắc xin Pneumo 23 có thể ngăn ngừa được 23 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Vắc xin thường được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

2. Vắc xin phế cầu khuẩn cần tiêm mấy mũi là đủ

Đối với vắc xin phế cầu, tiêm đúng theo phác đồ và tiêm đủ số lượng mũi tiêm là việc cần thiết để đảm bảo khả năng phòng bệnh. Cũng bởi vậy mà vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết sớm dấu hiệu uốn ván để kịp thời xử trí bệnh nguy hiểm

Vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi? Không tiêm đủ có sao không?

Vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm

Tùy vào độ tuổi và loại vắc xin được chỉ định tiêm, đối tượng tiêm chủng sẽ có phác đồ tiêm với số mũi tiêm phù hợp. Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành hai loại vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn gây ra là vắc xin Synflorix và Prevenar 13.

2.1. Vắc xin phế cầu Synflorix

Vắc xin phế cầu Synflorix được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi đến dưới 5 tuổi. Lịch tiêm cụ thể cho từng đối tượng như sau:

Trẻ từ 6 tuần tuổi – 6 tháng tuổi liệu trình tiêm gồm 3 mũi cơ bản, 1 mũi nhắc lại:

– Mũi 1: vào 2 tháng tuổi (có thể tiêm khi trẻ 6 tuần tuổi).

– Mũi 2: vào 3 tháng tuổi.

– Mũi 3: vào 4 tháng tuổi.

– Nhắc lại: sau mũi 3 thời gian 6 tháng

Hoặc

– Mũi 1: vào 2 tháng tuổi (có thể tiêm khi trẻ 6 tuần tuổi)

– Mũi 2: vào 4 tháng tuổi.

– Mũi 3: vào 6 tháng tuổi.

– Nhắc lại: sau mũi 3 thời gian 6 tháng

Trẻ từ 7 tháng tuổi – 11 tháng tuổi (chưa từng tiêm mũi phế cầu nào) liệu trình tiêm gồm 2 mũi cơ bản, 1 mũi nhắc lại.

– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

– Mũi 2: sau mũi 1 thời gian là 1 tháng.

– Nhắc lại: tiêm khi trẻ trên 1 tuổi và cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.

Trẻ từ 12 tháng tuổi – 5 tuổi (chưa từng tiêm mũi phế cầu nào) liệu trình tiêm gồm 2 mũi.

– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

– Mũi 2: sau mũi 1 thời gian là 2 tháng.

2.2. Vắc xin phế cầu Prevenar 13

Vắc xin phế cầu Prevenar 13 được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi và người lớn. Lịch tiêm cụ thể cho từng đối tượng như sau:

Trẻ từ 6 tuần tuổi – 6 tháng tuổi liệu trình tiêm gồm 3 mũi cơ bản, 1 mũi nhắc lại:

– Mũi 1: lần đầu tiêm (có thể tiêm khi trẻ 6 tuần tuổi)

– Mũi 2: sau mũi 1 thời gian 1 tháng

– Mũi 3: sau mũi 2 thời gian 1 tháng

– Nhắc lại: sau mũi 3 thời gian 2 tháng và tiêm khi trẻ 11 – 15 tháng tuổi

Trẻ từ 7 tháng tuổi – 11 tháng tuổi (chưa từng tiêm mũi phế cầu nào) liệu trình tiêm gồm 2 mũi cơ bản, 1 mũi nhắc lại.

– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

– Mũi 2: sau mũi 1 thời gian là 1 tháng.

– Nhắc lại: tiêm khi trẻ trên 1 tuổi và cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.

Trẻ từ 12 tháng tuổi – 24 tháng tuổi (chưa từng tiêm mũi phế cầu nào) liệu trình tiêm gồm 2 mũi.

– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

– Mũi 2: sau mũi 1 là 2 tháng.

Trẻ từ 24 tháng tuổi – người lớn (chưa từng tiêm mũi phế cầu nào) liệu trình tiêm gồm 1 mũi duy nhất

3. Nếu không tiêm đủ liệu trình vắc xin phế cầu thì sao?

Vắc xin phế cầu nếu được tiêm đủ mũi và đúng lịch thì đối tượng tiêm chủng sẽ được bảo vệ an toàn trước phế cầu khuẩn và những bệnh, những biến chứng nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra.

Việc trì hoãn tiêm vắc xin phế cầu hoặc tiêm không đủ mũi theo đúng liệu trình có thể làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh đã được loại trừ bởi vắc xin hoặc khiến các bệnh khác trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn như bệnh cúm, bệnh sởi, thủy đậu, viêm phổi, viêm họng,… Thậm chí, nhiều người không tiêm đủ mũi đã mắc bệnh và dẫn đến di chứng nặng nề hoặc tử vong.

Vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi? Không tiêm đủ có sao không?

>>>>>Xem thêm: Tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn và một số lưu ý

Trì hoãn hoặc không tiêm đủ vắc xin phế cầu làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh đã được loại trừ bởi vắc xin

Từ những kết quả trên cho thấy việc tiêm phòng đầy đủ vắc xin phế cầu là cực kỳ quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe, trẻ em và người lớn cần được tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ toàn diện sức khỏe cho bản thân, gia đình và cả cộng đồng. Hiện nay, phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI có đủ vắc xin phế cầu Synflorix và vắc xin phế cầu Prevenar 13 phục vụ nhu cầu tiêm chủng cho mọi độ tuổi và đối tượng. Nếu có nhu cầu nhận tư vấn và thực hiện tiêm chủng vắc xin phế cầu, bạn có thể liên hệ với TCI để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *