Mùa mưa, trẻ dễ mắc những bệnh gì? Làm thế nào để phòng bệnh cho trẻ vào mùa mưa một cách hiệu quả nhất? Ba mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bé yêu trong suốt mùa mưa này.
Bạn đang đọc: Phòng bệnh cho trẻ vào mùa mưa?
Phòng bệnh Tay Chân Miệng
- Bệnh Tay Chân Miệng rất dễ phát triển và lây lan vào mùa mưa, ba mẹ cần có biện pháp phòng ngừa và bảo vệ cho trẻ đúng cách.
Virus Tay Chân Miệng xảy ra quanh năm nhưng rất dễ gây bệnh cho trẻ vào mùa mưa. Khi nhiệt độ môi trường thấp, độ ẩm không khí tăng cao, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều là thời điểm thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát triển và lây bệnh cho bé, trong đó có bệnh Tay Chân Miệng.
Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ có độ tuổi từ 3-5 tuổi và thường bùng phát tại các nhà trẻ, trường học hay nơi sinh hoạt tập thể. Hiện nay vẫn chưa có vaccin đặc hiệu để phòng bệnh Tay Chân Miệng nên điều quan trọng là ba mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cho bé như sau:
- Đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ: ăn chín, uống sôi, thường xuyên rửa tay, chân bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Tránh các tiếp xúc thân mật với người bị bệnh, không dùng chung dụng cụ ăn uống hay đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bệnh.
- Hạn chế cho trẻ đến các khu vực có dịch và tiếp xúc những nơi đông người
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt là vitamin giúp tăng cường sức đề kháng
- Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường ba mẹ nên cho bé đến thăm khám với bác sĩ để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả
Phòng bệnh sốt xuất huyết
- Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ba mẹ hãy bảo vệ bé bằng các biện pháp chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm ở trẻ em và người lớn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường rộ lên vào đầu mùa mưa vì đây là thời điểm mà muỗi gây bệnh SXH phát triển mạnh mẽ và dễ bùng phát thành dịch.
Sốt xuất huyết chủ yếu do virus Dengue gây ra mà tác nhân gây bệnh chính là muỗi vằn. Chúng đốt và truyền từ người mang bệnh cho những người khác. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 1 tuổi – 15 tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 5 – 9 tuổi, trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng có thể mắc bệnh nhưng tỷ lệ mắc thấp hơn.
Hiện nay vẫn chưa có vaccin phòng bệnh sốt xuất huyết, nên các biện pháp phòng bệnh có ý nghĩa hết sức to lớn., ba mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây:
- Nên mặc quần áo dài tay và mắc màn khi bé ngủ để tránh bị muỗi đốt
- Không để trẻ chơi ở những nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp
- Vệ sinh nhà ở, chăn, màn sạch sẽ, phun thuốc diệt muỗi
- Triệt tận gốc muỗi và lăng quăng như: đậy kín các lu, hũ, bể chứa nước, không tạo điều kiện cho muỗi phát triển
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu
- Phát quang bụi rậm quanh nhà; dọn dẹp và khơi thông cống rãnh, không xả rác xuống kênh rạch
Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị táo bón lâu ngày: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả?
- Bé dễ mắc viêm đường hô hấp trên khi mùa mưa đến, ba mẹ hãy chăm sóc và bảo vệ bé đặc biệt là nên thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ.
Mùa mưa trẻ rất dễ mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp trên viêm tai giữa, viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang, … Các virus gây viêm đường hô hấp trên gồm Influenza, Parainfluenza, Adeno, Rhino, Entero, Corona…và các vi khuẩn như: phế cầu, liên cầu trùng nhóm A… rất dễ tái phát và gây bệnh vào mùa mưa.
Các biện pháp phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ mà ba mẹ cần lưu ý là:
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý đúng cách và đúng liều lượng
- Giữ ấm cổ cho bé khi ngủ để tránh nhiễm lạnh
- Vệ sinh tay – chân sạch sẽ cho bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Dọn dẹp cửa sạch sẽ, thoáng mát
- Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh
- Đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài
- Khi trẻ có các biểu hiện như ho, sốt, sổ mũi nên cho bé đi thăm khám với bác sĩ
Phòng bệnh ngoài da
>>>>>Xem thêm: Các giai đoạn và thời gian ủ bệnh tay chân miệng ở trẻ em
- Trẻ dễ mắc các bệnh về da vào mùa mưa, ba mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ và bảo vệ bé đúng cách.
Mùa mưa, trẻ rất dễ mắc các bệnh về da, điển hình như viêm da mủ, viêm nang lông, nổi mề đay,…
– Viêm da mủ là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân, khi dập vỡ tạo vết trợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu hơi nâu, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ.
– Bệnh mày đay, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do khí hậu lạnh, thời tiết thay đổi, khi ra gió hay lúc trời mưa, nước mưa thấm vào người, bé cũng dễ bị nổi mề đay. Trên da người bệnh sẽ nổi sẩn, mảng cứng có màu hơi hồng, kích thước thay đổi từ một đến vài centimet và nổi ở bất kỳ vị trí nào trong người, nhất là ở tay, chân, mặt, kèm theo ngứa dữ dội.
Để đối phó với các bệnh về da ở trẻ vào mùa mưa ba mẹ cần đặc biệt chú ý:
- Quần áo của trẻ phải được phơi khô sau đó mới cho bé mặc, không cho bé mặc quần áo ẩm,
- Nếu trẻ bị dính nước mưa mẹ hãy lau khô người cho bé rồi thay quần áo khác cho con
- Vệ sinh sạch tay chân và cơ thể sạch sẽ cho bé
- Không cho con tiếp xúc với nước mưa hay nước bẩn
- Sử dụng các loại thuốc bôi da cho bé cần được sự tham khảo và chỉ định từ bác sĩ
Chuyên khoa Nhi – hệ thống y tế Thu Cúc, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi trên 30 năm kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại với phác đồ điều trị hạn chế kháng sinh. Đây là địa chỉ thăm khám uy tín được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.