Giải đáp thắc mắc về khám tổng quát cho trẻ em

Khám sức khỏe tổng quát là việc làm cần thiết không chỉ với người lớn mà còn với trẻ em. Thông qua việc tiến hành thăm khám định kì cho trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh theo dõi được thường xuyên về tình trạng sức khỏe của con em mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phụ huynh chưa nắm rõ về hoạt động này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về những vấn đề xoay quanh việc khám tổng quát cho trẻ.

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc về khám tổng quát cho trẻ em

1. Tại sao phụ huynh nên khám tổng quát cho trẻ?

– Phòng ngừa bệnh tật: Việc tiến hành chích ngừa cho trẻ đầy đủ sẽ giúp phòng tránh những căn bệnh có khả năng truyền nhiễm gây nguy hiểm. Phụ huynh hãy luôn nhớ mang theo sổ chích ngừa khi đưa trẻ đi thăm khám định kỳ. Ngoài ra, ba mẹ còn có thể thảo luận với bác sĩ về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng hoặc sự an toàn của bé.

– Theo dõi việc phát triển của trẻ: Việc theo dõi sự tăng trưởng định kỳ sẽ giúp phụ huynh phát hiện được nguy cơ trẻ bị thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Cha mẹ bé cũng có thể nắm rõ được việc phát triển trí não, khả năng học hỏi hay các hành vi xã hội của bé.

– Giải đáp được những lo lắng, băn khoẳn của ba mẹ: Khi đi đưa trẻ đi khám định kỳ, phụ huynh cần chuẩn bị vài câu hỏi để thảo luận với bác sĩ nhi của bé. Ví dụ: về hành vi, giấc ngủ, tình trạng ăn uống, cách xử trí một số triệu chứng thông thường hoặc cách chăm sóc các bệnh lý thường gặp của trẻ.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên lưu ý rằng việc khám sức khỏe tổng quát cho trẻ sẽ có những điểm khác biệt so với khám sức khỏe cho người lớn. Đối với người lớn sẽ thực hiện các danh mục như xét nghiệm máu và chụp phim X quang hoặc siêu âm. Còn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường không được bác sĩ khuyến cáo thực hiện các phương pháp đó, trừ khi nhận thấy bé có nguy cơ gặp những bất thường nào đó thì mới chỉ định thực hiện phương pháp phù hợp.

Giải đáp thắc mắc về khám tổng quát cho trẻ em

Việc theo dõi sự tăng trưởng định kỳ sẽ giúp phụ huynh phát hiện được nguy cơ trẻ bị thừa cân hoặc suy dinh dưỡng

2. Những điều cần biết khi đưa trẻ đi khám sức khỏe

2.1. Bao lâu phụ huynh nên đưa trẻ đi khám định kỳ?

Lịch trình đi khám sức khỏe định kỳ ở trẻ em sẽ tùy thuộc vào từng lứa tuổi. Thông thường, bé sẽ được tiến hành thăm khám lại sớm ngay sau sinh (thường lúc 2 tuần tuổi). Những lần thăm khám định kỳ sau đó sẽ diễn ra vào lúc bé ở thời điểm 2, 4, 6, 9, 12, 15 và 18 tháng.
Từ 2 tuổi trở đi, trẻ nên được thực hiện thăm khám tổng quát định kỳ mỗi năm 1 lần.

2.2. Một số danh mục cần thiết khi khám tổng quát cho trẻ là gì?

Đối với trẻ dưới 5 tuổi

Trẻ em dưới 5 tuổi cần được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng và lịch tiêm chủng các loại vắc xin cần thiết. Bên cạnh đó, việc thăm khám tổng quát thường bao gồm: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, đo cân nặng, chiều cao, kiểm tra thị giác, khám tai – mũi – họng, khám răng hàm mặt.

Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên

Trẻ trên 5 tuổi sẽ được bác sĩ khám tiền sử bệnh tật, tư vấn sử dụng các loại thuốc và vắc xin đã tiêm chủng, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tư vấn về việc tiêm chủng. Bên cạnh đó, trẻ còn được đánh giá các bệnh lý về hô hấp, tim mạch, thần kinh, hệ cơ xương khớp. Về mắt, trẻ sẽ được tiến hành đo thị lực, kiểm tra mù màu, các vấn đề về khúc xạ, đo nhãn áp. Đồng thời, trẻ còn được kiểm tra toàn diện về răng hàm mặt và tai mũi họng.

Tìm hiểu thêm: Giá khám phụ khoa tại bệnh viện Thu Cúc là bao nhiêu

Giải đáp thắc mắc về khám tổng quát cho trẻ em

Phụ thuộc vào từng tình trạng của bé mà bác sĩ sẽ có các chỉ định khám phù hợp

2.3. Có cần nhịn ăn sáng trước khi khám tổng quát cho trẻ hay không?

Nhiều bậc phụ huynh thường thắc mắc rằng liệu trẻ có cần nhịn ăn sáng trước khi đi khám sức khỏe tổng quát hay không. Thực tế, ba mẹ cần cho trẻ nhịn ăn sáng trước khi tiến hành khám sức khỏe cho trẻ để việc thực hiện các bước xét nghiệm, siêu âm hoặc nội soi đảm báo kết quả chuẩn xác nhất.

– Đối với các xét nghiệm Triglyceride, cholesterol, glucose, trẻ cần nhịn ăn khoảng 12 tiếng trước khi tiến hành.

– Đối với các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu sẽ yêu cầu trẻ không ăn sáng, không uống các loại nước có đường, gas, các chất gây nghiện,… Bé chỉ nên uống nước lọc để đảm bảo độ chính xác của kết quả.

– Nếu trẻ cần nội soi đại tràng, nội soi dạ dày thì không được ăn uống ít nhất trong 10 tiếng trước khi khám.

– Nếu siêu âm ổ bụng, tuyến tiền liệt, trẻ nên uống nhiều nước và nhịn tiểu trong vòng khoảng 1 giờ trước khi siêu âm.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên lưu ý lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín để giúp trẻ có kết quả chính xác và tâm lý thoái mái nhất. Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI được biết đến là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ lành nghề và dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, TCI còn sở hữu hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại giúp trẻ được thăm khám một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng. Do đó, các bậc phụ huynh sẽ hoàn toàn yên tâm khi đưa con em mình tới đây để tiến hành thăm khám sức khỏe tổng quát. Tại TCI, việc thăm khám sức khỏe tổng quát sẽ bao gồm đầy đủ các danh mục cần thiết, quy trình khám khoa học và giá cả hợp lí tùy vào từng gói khám.

Giải đáp thắc mắc về khám tổng quát cho trẻ em

>>>>>Xem thêm: Khám bệnh vào thứ 7 chủ nhật bệnh viện Thu Cúc

TCI là địa chỉ được nhiều phụ huynh lựa chọn cho trẻ thăm khám

Hy vọng, bài viết trên đã giúp giải đáp được các thắc mắc phổ biến của nhiều phụ huynh về việc tiến hành khám sức khỏe tổng quát cho trẻ. Đừng quên quan tâm đến sức khỏe của trẻ càng sớm càng tốt các bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *