Viêm ống tai trong là một loại viêm tai hiếm gặp, ảnh hưởng tới sự cân bằng và thính giác của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về viêm tai trong, hãy cùng tham khảo bài viết của chúng tôi nhé.
Bạn đang đọc: Viêm ống tai trong: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị
1. Khái niệm về viêm ống tai trong
Trước khi tìm hiểu về viêm tai trong, chúng ta cần phải biết về cấu tạo của tai. Tai là cơ quan có chức năng cảm nhận âm thanh cũng như điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể chúng ta.
Về cấu tạo, tai chia làm 3 phần: tai ngoài (tính từ màng nhĩ, gồm loa tai và ống tai ngoài) có nhiệm vụ thu nhận âm thanh và dẫn truyền tới màng nhĩ; tai giữa (nằm phía trong màng nhĩ tới xương ngoài của tai trong) giống một khoang chứa khí trong xương thái dương, đảm nhiệm dẫn truyền âm thành từ màng nhĩ tới tai trong; tai trong (phần trong cùng, gồm ốc tai, các ống bán khuyên và tiền đình) có vai trò chuyển xung động âm thanh thành xung động thần kinh, đồng thời điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể).
Viêm ống tai trong xảy ra ở phần trong cùng của tai, ảnh hưởng tới sự điều chỉnh thăng bằng của cơ thể.
Dựa theo vị trí và cấu tạo, viêm tai được chia làm 3 loại: viêm tai ngoài, viêm tai giữa và viêm tai trong. Viêm ống tai trong là tình trạng nhiễm trùng trong ống tai, làm ảnh hưởng chủ yếu đến sự cân bằng và thính giác, khiến người bệnh bị chóng mặt, quay cuồng, mất thăng bằng.
Có 2 loại viêm tai trong:
– Viêm tai trong do virus. Loại này chiếm đa số các trường hợp viêm tai trong, đây là kết quả của cảm lạnh hoặc cúm, nhiễm trùng tai giữa lan vào ống tai trong. Viêm tai trong do virus thường gây ra triệu chứng chóng mặt đột ngột, buồn nôn, đôi khi mất thính lực.
– Viêm tai trong do vi khuẩn. Đây là kết quả của nhiễm trùng vi khuẩn ở tai giữa (thường là viêm tai giữa mạn tính) nhưng không được điều trị kịp thời, dịch tích tụ sẽ gây viêm tai trong. Người bệnh bị dạng này thường có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, tai có mủ…
Viêm tai trong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tơi tổn thương vĩnh viễn ở tai trong. Các trường hợp nặng có thể dẫn tới tổn thương vĩnh viễn ở hệ thống tiền đình và gây mất thính lực ở các mức độ khác nhau.
Nhiễm trùng tai tỏng cũng có thể dẫn tới một tình trạng được gọi là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Tuy không nguy hiểm tính mạng, nhưng nó có thể tăng nguy cơ té ngã và gây thương tích cho người bệnh.
2. Các triệu chứng của viêm ống tai trong
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn điều trị viêm amidan cấp tính
Người bệnh thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng khi đi lại.
Tuỳ từng loại nhiễm trùng tai trong mà người bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau, tuy nhiên nhìn chung sẽ bao gồm:
– Chóng mặt
– Cảm giác quay cuồng
– Buồn nôn, nôn mửa
– Mất thăng bằng khi đi lại
– Mất thính lực
– Đau tai
– Cảm giác ù tai, đầy trong lỗ tai
– Chảy mủ tai
Các triệu chứng của viêm tai trong khá dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do vậy, để được chẩn đoán chính xác nhất thì người bệnh nên đi thăm khám khi có các dấu hiệu bất thường ở tai.
3. Nguyên nhân gây viêm ống tai trong
Nguyên nhân thực sự gây viêm tai trong vẫn chưa được làm rõ. Tình trạng này có thể xảy ra trong một thời gian dài sau khi bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do sưng tấy hoặc các vấn đề với dây thần kinh trong não chịu trách nhiệm về sự cân bằng và thính giác. Các vi rút liên quan đến viêm tai trong bao gồm cúm, vi rút herpes, sởi, quai bị, rubella, viêm gan, vi rút Epstein-Barr và bại liệt.
Một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây nhiễm trùng tai trong:
– Mắc bệnh lý đường hô hấp, như viêm phế quản
– Nhiễm virus ở tai trong, dạ dày, herpes
– Người bệnh bị nhiễm trùng tai giữa
– Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ viêm tai trong như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, có tiền sử dị ứng, đang sử dụng một số loại thuốc theo toa…
4. Điều trị nhiễm trùng tai trong như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách lấy xương cá khi bị hóc
Khi có dấu hiệu bất thường ở tai, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị theo tình trạng bệnh của mình.
Điều trị nhiễm trùng tai trong phụ thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và thời gian mắc bệnh của mỗi người. Mục đích của điều trị viêm tai trong là làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.
Bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamine để giảm bớt một số triệu chứng của nhiễm trùng tai trong do virus, chẳng hạn như buồn nôn hoặc chóng mặt. Bác sĩ cũng có thể kê đơn corticosteroid hoặc thuốc an thần cho những người có các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra viêm ống tai trong, bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh.
Với những trường hợp có triệu chứng xuất hiện trong vài tháng, bác sĩ cần kiểm tra xem có các tổn thương về thính giác vĩnh viễn hay không, từ đó họ có thể tư vấn về việc sử dụng máy trợ thính cho người bệnh.
Trường hợp bị viêm tai trong mãn tính hoặc lâu dài có thể cần tới một loại vật lý trị liệu, được gọi là phục hồi chức năng tiền đình. Liệu pháp này bao gồm các bài tập giúp người bệnh cải thiện sự cân bằng và giảm chóng mặt.
Trường hợp bị nôn mửa nhiều và bị mất nước, người bệnh có thể được truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
Một số biện pháp khác tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng của viêm tai trong gây ra:
– Chườm ấm lên tai có thể làm dịu cơn đau
– Nằm nghiêng để thoát dịch mủ trong tai ra ngoài.
– Súc miệng nước muối có thể giúp thông ống thính giác và làm dịu cơn đau họng có thể kèm theo khi bị nhiễm trùng tai trong.
– Không hút thuốc lá, đồng thời hạn chế uống rượu bia.
– Kiểm soát căng thẳng bởi đây chính là nguyên nhân làm cho các triệu chứng của viêm tai trong thêm trầm trọng.
5. Nhiễm trùng tai trong kéo dài bao lâu?
Các triệu chứng viêm tai trong thường kéo dài vài tuần. Khi thấy dấu hiệu kéo dài không thuyên giảm, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay, đặc biệt là khi gặp triệu chứng nôn mửa nhiều lần, đau đầu hoặc suy nhược, không thể đi lại do mất thăng bằng…
Tóm lại, viêm tai trong là một tình trạng nhiễm trùng tai xảy ra ở phần bên trong cùng của tai, gây ảnh hưởng lớn đến sự thăng bằng của người bệnh. Khi có các dấu hiệu của bệnh, chúng ta nên đi thăm khám để được điều trị sớm, tránh ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.