Rất nhiều người trong chúng ta có cảm giác đau thanh quản khi nói, hát,… Thế nhưng, không phải ai cũng biết nguyên do của tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn sơ lược và cơ bản nhất về thanh quản và tình trạng đau thanh quản.
Bạn đang đọc: Vì sao bạn bị đau thanh quản?
1. Tìm hiểu về thanh quản
Vị trí của thanh quản
Thanh quản là một trong những bộ phận của hệ hô hấp, nối giữa hầu và khí quản, nằm dọc theo đốt sống khoảng từ C2 tới đốt sống C6 ở người lớn và ở trẻ em là từ đốt sống C2 đến C3. Về cơ bản, thanh quản ngoài là bộ phận chuyển tiếp của hầu và khí quản, còn là nơi giúp phát ra âm thanh, giúp chúng ta có thể giao tiếp hằng ngày.
Về cấu tạo, thanh quản gồm các sụn gắn kết với nhau thông qua các mô sợi hoặc cá đây chằng cơ đàn hồi, các màng liên kết. Các sụn này được chia thành sụn nhẫn, sụn chêm, sụn vừng, sựng sừng, sụn thóc, sụn giáp và sụn nắp thành quản. Bên trên ống thanh quản có nắp thanh quản, thanh môn và dây thanh. Bên dưới tiếp xúc với khí quản được gọi là thanh môn.
Kích thước thanh quản ở nữ giới và nam giới rất khác nhau. Thông thường kích thước thanh quản ở nam giới sẽ lớn hơn và về chiều dài, chiều ngang và chiều rộng. Chính vì thế mà gây ra những khác biệt trong âm thanh nói của người nam và nữ. Tương tự, sự khác nhau trong cấu trúc thanh quản và khả năng lấy hơi của từng người dẫn đến giữa mọi người luôn có sự khác biệt về giọng nói.
Mặc dù gần như chỉ có không khí ra vào khu vực thanh quản, tuy nhiên thanh quản vẫn có thể bị tổn thương. Khi đó sẽ gây nên tình trạng thanh quản bị đau. Tuy nhiên, tình trạng này có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên.
2. Vì sao bạn bị đau thanh quản?
Tìm hiểu thêm: Tư vấn dùng thuốc chữa nhiệt miệng
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau thanh quản
Như đã đề cập bên trên, thanh quản bị tổn thương sẽ gây nên cảm giác đau đớn cho người bệnh.Tùy thuộc vào từng vị trí trên thanh quản, và từng bệnh lý mà mức độ đau đớn sẽ luôn có sự khác biệt. Dưới đây là một số bệnh lý điển hình có thể gây nên tình trạng đau thanh quản:
2.1. Đau thanh quản do bị viêm thanh quản
Đây là bệnh lý phổ biến nhất về thanh quản. Viêm thanh quản bản chất là tình trạng niêm mạc của thanh quản bị tổn thương, phù nề, viêm loét, thậm chí là hoại tử các cơ sụn,… Nguyên nhân phổ biến của bệnh là do người bệnh trước đó đã bị nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp; hệ quả của bệnh viêm họng, viêm amidan; hoặc do hít phải các chất độc như lưu huỳnh, khí axit, clo,….; hoặc do hội chứng tràm ngược ở người bệnh.
Đây là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Ngoài gây đau thanh quản, người bệnh sẽ có các dấu hiệu khác như khàn giọng, đau và ngứa rát cổ họng, ho khan, khi nói có thể bị mất giọng. Bệnh không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm khí quản, phế quản và nặng nhất là tình trạng viêm phổi. Khi viêm thanh quản kèm theo hiện tượng thở rít, sốt cao hay khó thở, bạn cần đi khám ngay vì bệnh lúc này đã diễn biến nặng và có thể đe dọa tính mạng.
2.2. Đau thanh quản do ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là tình trạng các tế bào ác tính hình thành trong mô thanh quản. Ung thư thanh quản là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, diễn biến âm thầm và khó phát hiện. Ở giai đoạn đầu, các tế bào ung thư không có triệu chứng và không ảnh hưởng tới dây thanh. Tuy nhiên khi sang giai đoạn 2, dây thanh có thể không di chuyển được nữa, lúc này bạn có thể cảm nhận những cơn đau nhẹ, kèm theo hiện tượng mất tiếng không rõ nguyên nhân. Bước sang các giai đoạn sau, các tế bào ung thư sẽ di chuyển tới các bộ phận tiếp theo của thanh quản,… và việc điều trị cũng rất khó khăn. Hiện nay, các chuyên gia đều khuyến cáo khi mất giọng và đau thanh quản, bạn hãy chủ động đi kiểm tra để phòng ngừa và điều trị kịp thời.
2.3. Đau thanh quản do bị polyp thanh quản
Polyp thanh quản là các u lành tính hình thành trên bề mặt thanh quản do một số nguyên nhân như:
– Lạm dụng giọng nói quá mức khiến thanh quản bị kích thích và tổn thương.
– Mắc bệnh tai mũi họng như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,..hay cảm lạnh kéo dài dẫn đến quá sản tổ chức biểu mô và quá sản niêm mạc thanh quản.
– Người có thói quen hút thuốc, rượu bia,…
– Hệ quả của một số bệnh lý như trào ngược dạ dày, suy giáp,… hoặc do thay đổi nội tiết tố nữ,…
Khi hình thành các polyp thanh quản, nếu các polyp xuất hiện ở dây thanh thường gây hiện tượng khàn tiếng, mất tiếng. Ngoài rai, các polyp này còn khiến giọng nói bị thay đổi, nói bị hụt hơi, gây ra cảm giác nghẹn trong cổ họng và đau vùng cổ họng.
Khi xuất hiện cảm giác đau cổ họng cho thấy các polyp này khá lớn hoặc nhiều, nếu việc điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả thì bạn cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ các polyp.
2.4. Thanh quản đau do bệnh lao thanh quản
Lao thanh quản gây ra do vi trùng lao là Mycobacteium Tuberculosis, chúng xâm nhập và trú ngụ tại thanh quản gây nên. Nguyên nhân của tình trạng này phần lớn xuất phát từ lao phổi, khi các dịch tiết, đờm đi qua thanh quản để ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi như những tổn thương ở thanh quản đã trú ngụ và phát triển ở thanh quản, gây bệnh. Mặc dù tỉ lệ người mắc bệnh lao thanh quản là rất thấp, tuy nhiên tốc độ lây truyền vi trùng gây bệnh lao lại rất cao.
Tương tự như một số bệnh lý về thanh quản khác, lao thanh quản cũng gây ra các dấu hiệu như đau thanh quản, cảm giác đau rõ rệt khi nói lớn, thậm chí khi nuốt thức ăn, khàn giọng và thậm chí mất giọng.
2.5. Hạt xơ dây thanh
Hạt xơ dây thanh là bệnh lý thường gặp nhất đối với những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói nhiều như ở một số ngành nghề đặc thù: giáo viên, chăm sóc khách hàng, MC. Hạt xơ dây thành hình thành do tổn thương dây thanh gây nên bởi việc lạm dụng giọng nói. Các nốt nhỏ li ti trên niêm mạc dây thanh hình thành lâu dần sẽ gia tăng về số lượng làm giọng nói khàn đi. Khi số lượng hạt xơ quá nhiều, người mắc bệnh thường sẽ cảm nhận rõ rệt các cơn đau mỗi khi phải nói nhiều, đồng thời đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất tiếng. Điều trị hạt xơ dây thanh có thể dùng thuốc để ngăn chặn các hạt xơ phát triển, song cần kết hợp với việc tiết chế lại việc sử dụng giọng nói để tránh làm tổn thương. Một số trường hợp cần phẫu thuật để loại bỏ hạt xơ dây thanh.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng đau thanh quản. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào triệu chứng đau vùng thanh quản rất khó để xác định nguyên nhân là gì. Chính vì vậy bạn nên chủ động tới bệnh viện uy tín để thăm khám và tìm ra nguyên nhân.
3. Chăm sóc thanh quản đúng cách
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm Amidan mủ hiệu quả bằng cách nào?
Sử dụng dụng cụ khuếch đại âm thanh giúp bạn hạn chế lạm dụng giọng nói quá mức
Chăm sóc thanh quản đúng cách giúp bạn phòng ngừa đáng kể các bệnh lý liên quan tới thanh quản. Để có một thanh quản khỏe mạnh, bạn cần:
– Sử dụng giọng nói một cách có điều độ, không nên quá lạm dụng giọng nói. Trường hợp cần phải nói nhiều, bạn nên nhờ tới các thiết bị hỗ trợ phóng thanh như loa, mic.
– Phòng ngừa các bệnh lý về tai mũi họng (viêm họng, viêm mũi, viêm amidan,…) và các bệnh lý về đường hô hấp.
– Không sử dụng thuốc lá, thuốc lào,.. vì chúng chứa một lượng không nhỏ nicotin – một chất gây nên bệnh ung thư đường hô hấp.
– Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm mà không có bảo hộ.
– Tăng cường sức đề kháng bản thân thông qua một chế độ dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi hợp lý.
Trên đây là một số thông tin liên quan tới vấn đề đau thanh quản. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ mang đến những kiến thức hữu ích, giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.