Có nên đi khám sức khỏe định kỳ hay không?

Khám sức khỏe là hình thức giúp bạn kiểm tra thể chất và đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân ở thời điểm hiện tại. Vậy có nên đi khám sức khỏe định kỳ hay không? Cần lưu ý gì khi đi khám sức khỏe định kỳ? Cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Có nên đi khám sức khỏe định kỳ hay không?

1. Có nên đi khám sức khỏe định kỳ hay không và các vấn đề liên quan

1.1. Giải đáp: Có nên đi khám sức khỏe định kỳ?

Khám sức khỏe là hoạt động giúp thăm khám tổng quát các cơ quan ở trên cơ thể nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của mỗi người. Sau khi có kết quả khám, bác sĩ sẽ nắm được tình hình sức khỏe của từng người, thông báo các yếu tố nguy cơ có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, đồng thời phát hiện sớm các bất thường trước khi có biểu hiện bệnh.

Thông qua việc tiến hành khám sức khỏe, bạn còn được tư vấn để điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng, lối sống sao cho khoa học, qua đó giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện chất lượng sống và phòng ngừa bệnh.

Có thể thấy, cơ thể con người luôn có những thay đổi theo thời gian, do đó, hoạt động khám sức khỏe cần được tiến hành định kỳ đều đặn vào hàng năm để giúp kịp thời phát hiện bệnh lý một cách sớm nhất. Thông qua đó, bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra phương án điều trị nhằm đem lại hiệu quả tối ưu, ngăn ngừa những biến chứng cũng như tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Có nên đi khám sức khỏe định kỳ hay không?

Việc khám sức khỏe định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng

1.2. Có nên đi khám sức khỏe định kỳ – Vậy thời gian bao lâu là phù hợp?

Theo chuyên gia y tế khuyến cáo, tất cả mọi người nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ 2 lần mỗi năm bởi cứ 6 tháng là sức khỏe đã có sự thay đổi đáng kể và các bệnh lý có thể phát sinh bất kỳ lúc nào. Đối với người có sức khỏe tốt, nguy cơ mắc bệnh thấp thì mỗi năm nên tiến hành khám định kỳ 1 lần.

Tùy thuộc vào độ tuổi khi đến thăm khám, bên cạnh những nội dung khám tổng quát và xét nghiệm sàng lọc, bạn cũng nên thực hiện các dịch vụ khám và xét nghiệm chuyên biệt có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tương ứng với lứa tuổi. Cụ thể như:

– Vào độ tuổi 18-30: Nên thực hiện khám và xét nghiệm tập trung vào những bệnh lý truyền nhiễm có nguy cơ cao như: viêm gan B, viêm gan C, các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai; kiểm tra sức khỏe sinh sản, sức khỏe tiền hôn nhân.

– Vào độ tuổi 30-40: Nên tập trung tầm soát những bệnh lý có thể xuất hiện sớm như bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn lipid, bệnh gout,… Với phụ nữ, bạn nên tiến hành tầm soát ung thư phụ khoa.

– Vào độ tuổi từ 40 trở lên: Nên tầm soát các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, xương khớp,… và tầm soát các bệnh ung thư phổ biến như bệnh ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư tuyến tiền liệt (ở nam giới)…

Lưu ý, tình trạng sức khỏe của mỗi người thường không giống nhau nên không phải cứ định kỳ 6 tháng thì mới đi khám 1 lần mà ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bạn cũng nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Hoạt động thăm khám định kỳ cũng nên được duy trì khoảng cách đều đặn, tránh tình trạng có lúc mật độ khám dày đặc nhưng có lúc mật độ khám lại thưa thớt, bởi sẽ khó phản ánh chính xác về sức khỏe trong từng thời điểm.

Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe ở đâu uy tín tại Hà Nội

Có nên đi khám sức khỏe định kỳ hay không?

Tùy thuộc vào từng độ tuổi thì sẽ có những gói khám phù hợp

2. Một số vấn đề cần lưu ý khi đi khám sức khỏe định kỳ

– Bạn không được ăn sáng và không sử dụng các chất có đường, gas hoặc chất gây nghiện như cà phê, trà… để đảm bảo có được kết quả xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu chính xác.

– Nếu thực hiện siêu âm ổ bụng tổng quát, bạn không cần uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm xong.

– Nếu thực hiện nội soi tiêu hóa, bạn cần nhịn ăn từ khoảng 6-8 tiếng để bác sĩ quan sát và chẩn đoán bệnh tốt hơn.

– Đối với nữ giới trong kỳ kinh nguyệt, bác sĩ sẽ không tiến hành bước thăm khám phụ khoa.

– Trước ngày khám phụ khoa, phụ nữ có gia đình không nên quan hệ tình dục.

– Không tiến hành chụp X-quang đối với phụ nữ đang mang thai.

– Bạn cần tiểu hết cho bàng quang rỗng nếu thực hiện bước siêu âm phụ khoa bằng đầu dò nhằm giúp bác sĩ dễ quan sát tử cung và phần phụ.

– Hãy vệ sinh tai, mũi, họng và vùng kín sạch sẽ để không gây ảnh hưởng tới tầm nhìn và quan sát của bác sĩ khi thăm khám.

– Lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để tiến hành khám sức khỏe định kỳ.

Có nên đi khám sức khỏe định kỳ hay không?

>>>>>Xem thêm: Hiểu rõ việc khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì

Trước khi đi khám, bạn hãy nắm rõ những lưu ý cần thiết

Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI luôn là một trong những địa chỉ y tế uy tín khi người dân muốn đăng ký thăm khám sức khỏe. Dịch vụ thăm khám tại đây được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ hàng đầu cùng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó, TCI còn có đa dạng gói khám sức khỏe, phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau giúp đáp ứng nhu cầu thăm khám của mọi người dân.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để giúp đánh giá và phát hiện bệnh kịp thời. Đây được xem là giải pháp hàng đầu để bảo vệ sức khỏe cho mỗi chúng ta.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *