Sâu răng hàm trên khiến không ít người cảm thấy khó chịu và muốn nhổ bỏ. Thế nhưng răng hàm lại là một răng quan trọng giữ chức năng nhai nghiền. Vậy sâu răng hàm có nên nhổ hay không?
Bạn đang đọc: Sâu răng hàm có nên nhổ hay không?
1.Vai trò của răng hàm
Sâu răng hàm có nên nhổ không phụ thuộc vào mức độ sâu răng
Răng hàm hay răng cối là các răng mọc ở vị trí trong cùng của hàm có vai trò vô cùng quan trọng, giữ chức năng nhai, nghiền thức ăn và bảo vệ xương hàm.
Cấu tạo răng bình thường của một người sẽ có 16 – 20 chiếc răng hàm, mỗi hàm sẽ có từ 8 – 10 chiếc răng đối xứng hai bên tính từ răng cửa:
– Răng hàm nhỏ (cạnh răng nanh) là răng hàm số 4 và số 5. Đây là các răng hàm mọc thay thế cho các răng hàm sữa.
– Răng hàm lớn là các răng ở trong cùng, răng số 6, 7. Đây là răng hàm mọc vĩnh viễn, không trải qua thời kỳ mọc răng sữa và chỉ mọc duy nhất 1 lần trong đời.
– Răng khôn thực chất là răng hàm, răng số 8, răng cối mọc sau cùng ở độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp mọc mà răng khôn có thể được giữ lại hay không. Cụ thể, răng khôn mọc thẳng, có răng đối khớp hàm đối diện và không gây ra bất kỳ cản trở nào cho việc ăn nhai sẽ được giữ lại. Ngược lại, các trường hợp khác răng sẽ được nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng đến toàn hàm răng.
2. Sâu răng hàm có nên nhổ không?
Tìm hiểu thêm: Khớp cắn sâu là như thế nào? Niềng răng khớp cắn sâu là gì?
Răng hàm sâu được điều trị bằng trám răng
Chính bởi vai trò quan trọng trong nhai và nghiền thức ăn nên răng hàm rất dễ bị sâu nếu không được giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày. Vi khuẩn răng miệng thường sẽ tấn công ở vị trí chân răng hoặc bề mặt nhai của răng bởi đây là hai vị trí thường dễ đọng thức ăn nhất. Khi bắt đầu sâu răng, bạn có thể quan sát thấy men răng bị mất đi hoặc xuất hiện những vệt nâu trên bề mặt răng. Tuy nhiên biểu hiện sâu ban đầu thường không gây ra bất kỳ khó chịu nào nên thường khiến chúng ta chủ quan hoặc không để ý cho đến khi tình trạng sâu viêm ăn rộng vào phần tủy gây khó khăn cho việc điều trị.
Như đã đề cập bên trên, sâu răng là một bệnh lý phổ biến và rất thường gặp ở răng hàm. Tuy nhiên sâu răng hàm có nên nhổ không còn phụ thuộc vào mức độ sâu răng. Và trong điều trị nha khoa hiện nay, bác sĩ thường ưu tiên tối đa các biện pháp điều trị giữ lại răng hàm bởi khi thiếu một chiếc răng hàm ở vị trí răng 4, 5, 6, 7 thì chức năng ăn nhai đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2.1. Các trường hợp răng hàm bị sâu được bảo tồn
Sâu răng hàm được bảo tồn trong trường hợp sâu răng nhẹ hoặc mức độ sâu không ảnh hưởng quá lớn đến phần chân răng, cụ thể:
– Khi răng hàm bị sâu được phát hiện sớm và mức độ sâu chỉ dừng ở lại phần men răng, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và tiến hành trám răng, hàn răng để xử lý triệt để ổ sâu răng.
– Khi răng hàm sâu vào phần tủy răng song chưa ảnh hưởng sâu đến chân răng, phần ngà răng còn nguyên vẹn sẽ được tiến hành điều trị tủy và trám đầy thân răng. Trong trường hợp này, mặc dù răng bị chết tuy nhiên vẫn đảm bảo phần nào chức năng ăn nhai. Ngoài ra, bác sĩ có thể bọc sứ răng bị sâu để bảo tồn răng.
Sau khi “xử lý” hết vùng sâu răng và điều trị thành công, vấn đề vệ sinh răng miệng và bảo vệ răng cần được duy trì hằng ngày vì sâu răng có thể bị tái lại bất cứ lúc nào. Đặc biệt với các răng hàm đã rút tủy, mặc dù bọc sứ, trám răng xong về lâu dài những răng này rất dễ bị vỡ do độ cứng, bền bị giảm khi không còn tủy nuôi dưỡng. Chính vì thế mà khi nhai đồ cứng cần đặc biệt chú ý, sử dụng đồng đều các răng và tốt nhất không nên nhai đồ quá cứng để tránh ảnh hưởng tới răng.
2.2. Trường hợp sâu răng hàm cần nhổ bỏ
Sâu răng hàm cần nhổ bỏ khi tình trạng sâu viêm quá nặng. Phần răng sâu gây kích thích tủy răng. Đồng thời, vi khuẩn có nguy cơ tấn công chân răng và ăn sâu vùng xương hàm cần nhổ bỏ. Ngoài ra, các trường hợp sâu răng cụt phần chân răng, sâu răng kèm theo tụt lợi, viêm nha chu,.. Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ toàn bộ răng hàm bị sâu.
Khi tiến hành nhổ bỏ răng hàm, người bệnh sẽ phải đối mặt với những hậu quả kéo theo:
– Lực nhai của hàm bị giảm sút đáng kể. Việc này khiến thức ăn được nghiền nhỏ một cách khó khăn hơn. Điều này có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa do phải làm việc quá sức. Đồng thời, khi một răng hàm mất đi, nhiệm vụ nhai nghiền được dồn lên các răng còn lại. Nó khiến các răng hàm còn lại phải chịu lực tác động lớn hơn bình thường
– Lệch khớp cắn do không còn răng đối xứng với hàm đối diện gây sưng tấy nướu, viêm nha chu,…
– Biến chứng tiêu xương vùng răng hàm gây nên tình trạng răng xô lệch. Về lâu dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới khớp cắn. Biến chứng tiêu xương còn ảnh hưởng trực tiếp tới khuôn mặt. Nó khiến má bị hóp lại, da nhăn nheo và mặt bị chảy xệ.
>>>>>Xem thêm: Tẩy trắng răng Plasma có hại không?
Phục hình răng hàm sâu bị nhổ bỏ bằng phương pháp trồng răng Implant
2.3 Vì sao cần phục hình sau khi nhổ bỏ răng hàm
Chính vì những lý do trên mà sau khi nhổ răng hàm bác sĩ đều khuyên bạn nên tiến hành phục hình cho răng. Tùy thuộc vào độ tuổi, vị trí răng hàm sâu mà các biện pháp phục hình có thể đưa ra. Đối với người cao tuổi, thông thường có thể thực hiện làm cầu răng sứ. Điều này để thay thế tạm thời vị trí răng bị mất. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng khi răng hàm bị nhổ bỏ không phải răng số 7.
Ngoài ra, phương pháp hiệu quả nhất hiện nay được khuyên dùng chính là cấy ghép Implant. Với phương pháp này, răng hàm bị nhổ sẽ được thay thế hoàn toàn bằng răng Implant. Nhờ trụ Implant thay thế phần chân răng mà các biến chứng tiêu xương được giải quyết hoàn toàn. Đồng thời chức năng ăn nhai cũng được khôi phục. Phương pháp này phù hợp với mọi độ tuổi. Về chi phí, mức giá của phương pháp này có phần nhỉnh hơn và thời gian thực hiện cũng thường kéo dài.
Như vậy với những thông tin trên đây, hi vọng bạn đã biết được lời giải đáp cho thắc mắc sâu răng hàm có nên nhổ hay không. Để bảo vệ răng hàm cũng như hàm răng, tránh nhổ bỏ do sâu bạn hãy ghi nhớ giữ gìn vệ sinh răng miệng hằng ngày và duy trì thăm khám sức khỏe răng miệng ít nhất 1 năm 2 lần nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.