Đau mỏi xương chậu: Nguyên nhân và Cách khắc phục NHANH

Đau xương chậu là một triệu chứng thường gặp ở chị em phụ nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Những cơn đau xương chậu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng vận động, sinh hoạt. Vậy đau mỏi xương chậu phải làm sao để khắc phục?
Đau mỏi xương chậu là cơn đau xảy ra ở khu vực bụng, phía dưới rốn và 2 bên hông. Cơn đau vùng xương chậu thường âm ỉ có lúc đau nhói, khiến chị em rất khó chịu. Để có biện pháp khắc phục hoàn toàn chứng đau mỏi xương chậu, chúng ta cần nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Bạn đang đọc: Đau mỏi xương chậu: Nguyên nhân và Cách khắc phục NHANH

Nguyên nhân gây đau mỏi xương chậu

Mang thai

Đây là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị đau mỏi xương chậu. Đau mỏi xương chậu khi mang thai là đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu, đau lan ra xung quanh. Lý do là bởi khi mang thai, hormone relaxin xuất hiện  khiến các dây chằng vùng chậu bị giãn ra, các khớp ở khung chậu mất ổn định và di chuyển không đồng đều, tăng áp lực lên khung chậu gây đau mỏi.

Ngoài ra, do thai nhi phát triển lớn dần lên khiến chị em bị đau nhức vùng xương chậu.

Đau mỏi xương chậu: Nguyên nhân và Cách khắc phục NHANH

Mang thai là một trong những nguyên nhân gây đau mỏi xương chậu

Viêm ruột thừa

Viêm hoặc nhiễm trùng ở ruột thừa cũng gây đau vùng xương chậu kèm theo biểu hiện nôn, sốt, đau bụng dưới…

Trường hợp bị viêm ruột thừa cần phát hiện sớm và kịp thời can thiệp tránh vỡ ruột thừa, gây nguy hiểm tới tính mạng.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là sự xuất hiện của các túi chứa chất lỏng bên trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Thông thường nang buồng trứng không gây triệu chứng, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp gây đau xương chậu, đau khi giao hợp, đau bụng… ảnh hưởng tới sức khỏe chị em.

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng được thụ tinh bên ngoài tử cung và gây ra các triệu chứng như đau xương chậu, đau lưng, ra máu âm đạo…

Tìm hiểu thêm: Những điều chưa biết về bệnh vôi hóa xương khớp

Đau mỏi xương chậu: Nguyên nhân và Cách khắc phục NHANH

Đau xương chậu còn do mắc một số bệnh lý như viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung…

Viêm vùng chậu

Đây là bệnh do nhiễm trùng đường sinh dục nữ. Vi khuẩn lan từ âm đạo đến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Viêm vùng chậu khiến chị em bị đau xương chậu, chảy máu âm đạo, sốt, tiểu ra máu, chu kỳ kinh nguyệt bất thường…

Đau mỏi xương chậu là triệu chứng này cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm nên cần phải được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Cách khắc phục đau mỏi xương chậu

Tùy vào từng nguyên nhân gây đau mỏi xương chậu mà sẽ có biện pháp xử trí phù hợp. Người bệnh cần tới các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán chính xác bệnh.

Đau mỏi xương chậu do mang thai

Mặc dù không gây ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ và sự phát triển của thai nhi nhưng tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Chính vì thế chị em cần áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng đau mỏi xương chậu.

– Vận động nhẹ nhàng hàng ngày bằng các môn thể dục như đi bộ, yoga; tránh đứng, đi lại nhiều trong ngày khiến xương chậu thêm đau nhức.

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

– Massage vùng bị đau, chườm nóng hoặc lạnh vào vị trí đau.

– Tránh đi giày cao gót

– Sử dụng đai hỗ trợ để nâng đỡ bụng bầu, giảm đau xương chậu.

Đau mỏi xương chậu: Nguyên nhân và Cách khắc phục NHANH

>>>>>Xem thêm: Chữa đau khớp khuỷu tay sự vận động của tay bị hạn chế

Người bệnh cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác sức khỏe

Đau xương chậu do bệnh lý

Trường hợp đau xương chậu không phải mang thai, kèm theo các triệu chứng bất thường ở cơ thể khác như sốt, đau lưng, chảy máu âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng… thì người bệnh chớ coi thường. Người bệnh cần đi khám ngay để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Tùy vào từng loại bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhằm kiểm soát triệu chứng, chữa khỏi bệnh, ngừa tái phát.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *