Không chỉ trẻ em, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo rằng những người lớn dễ bị ảnh hưởng bởi phế cầu khuẩn gồm người lớn trên 65 tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, người bị bệnh nền, người hút thuốc lá,…. nên tiêm đầy đủ vắc xin phế cầu để bảo vệ sức khỏe. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn tìm hiểu vắc xin phế cầu cho người lớn là vắc xin nào, liệu trình tiêm ra sao. Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Vắc xin phế cầu nào tiêm cho người lớn? Cần lưu ý gì khi đi tiêm?
1. Phế cầu khuẩn gây ra bệnh gì ở người lớn?
Phế cầu khuẩn là vi khuẩn có tên khoa học là Streptococcus pneumoniae. Ở những đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, người lớn trên 65 tuổi, người có hệ miễn dịch yếu,.. phế cầu khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Phế cầu khuẩn có nhiều chủng khác nhau và có thể gây nên nhiều bệnh khác nhau, những bệnh thường gặp ở người lớn do phế cầu khuẩn gây ra là viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết.
Những bệnh thường gặp ở người lớn do phế cầu khuẩn gây ra là viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết
1.1. Viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng tại phổi khiến các túi khí ở phổi bị tổn thương và gây viêm. Bệnh viêm phổi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ tiến triển nhanh và dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra là sốt cao, rét run, đau ngực, khó thở, ho có đờm, ho có máu, có trường hợp bị giảm thân nhiệt,…
1.2. Viêm tai giữa
Ở người lớn, bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn gây ra có những triệu chứng rõ ràng và dễ nhận biết như là đau vùng tai, sốt, mệt mỏi, buồn nôn, gặp vấn đề về thính giác, trường hợp nặng có thể gặp tình trạng dịch chảy từ tai ra ngoài.
1.3. Viêm màng não
Rất khó để phát hiện tình trạng viêm màng não do phế cầu khuẩn gây ra, một phần do các triệu chứng của bệnh như đau đầu, nôn ói dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ở đường tiêu hóa.
Ngoài những triệu chứng trên, người bị viêm màng não do phế cầu khuẩn còn có thể có những triệu chứng như sốt cao nhiều giờ, nhiều ngày, nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ, ăn không ngon miệng, ý thức rối loạn, lơ mơ, bứt rứt,…
Bệnh viêm màng não nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể để lại di chứng vô cùng nặng nề cho người mắc.
1.4. Nhiễm trùng huyết
Người lớn có hệ miễn dịch bị suy yếu dễ mắc nhiễm trùng huyết hơn người bình thường. Khi mắc bệnh, người bệnh thường có triệu chứng sốt, rét run, đau đầu, lơ mơ, nếu nặng có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn gây tử vong.
Ngoài viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, phế cầu khuẩn còn có thể gây ra nhiều bệnh lý khác như viêm kết mạc, viêm mô tế bào, viêm tủy xương, viêm màng ngoài tim, viêm xoang cấp tính,…
2. Người lớn tiêm loại vắc xin phế cầu nào?
Vắc xin phế cầu được chỉ định tiêm cho người lớn là Vắc-xin Prevenar 13 và Vắc-xin Pneumon 23.
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý trước và sau khi tiêm vacxin cho trẻ em và người lớn
Vắc xin phế cầu cho người lớn là Vắc-xin Prevenar 13 và Vắc-xin Pneumon 23
Liệu trình tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn sẽ bao gồm các mũi tiêm như sau:
– Đối với người lớn chưa từng tiêm vắc xin phế cầu, nên tiêm Vắc-xin Prevenar 13 trước khi tiêm Vắc-xin Pneumon 23. Hai mũi tiêm thực hiện tiêm cách nhau ít nhất là 1 năm.
– Đối với người lớn từ 19 tuổi – 64 tuổi mà cần tiêm cả 2 loại vắc xin, nên tiêm Vắc-xin Prevenar 13 trước rồi mới tiêm Vắc-xin Pneumon 23. Hai mũi tiêm thực hiện tiêm cách nhau ít nhất là 8 tuần.
– Đối với người cao tuổi trên 64 tuổi, nên tiêm Vắc-xin Prevenar 13 trước rồi mới tiêm Vắc-xin Pneumon 23. Hai mũi tiêm thực hiện tiêm cách nhau ít nhất là 1 năm.
Lưu ý, tiêm vắc xin phế cầu đầy đủ và đúng lịch là cần thiết nhưng không phải người lớn nào cũng cần tiêm vắc xin phế cầu. Nếu bạn là người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 50 tuổi thì có thể không cần tiêm loại vắc xin này. Để chắc chắn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có chỉ định và quyết định phù hợp.
Những người lớn thuộc đối tượng nên tiêm vắc xin phế cầu để bảo vệ sức khỏe là:
– Người già, người cao tuổi, thường là trên 65 tuổi.
– Người có hệ miễn dịch yếu.
– Người suy giảm miễn dịch do vừa trải qua hóa trị liệu hoặc đã cấy ghép tạng hoặc nhiễm HIV/AIDS.
– Người có bệnh nền (bệnh tim, tiểu đường, hen suyễn, COPD).
– Người hút thuốc lá.
– Người nghiện rượu nặng.
3. Những lưu ý cho người lớn khi tiêm vắc xin phế cầu
Khi thực hiện tiêm vắc xin phế cầu, người lớn cần lưu ý đến một số điều sau:
– Nên lựa chọn cơ sở tiêm chủng có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tình thăm khám để được thăm khám, tư vấn kỹ càng và đưa ra chỉ định phù hợp,đảm bảo an toàn khi tiêm chủng.
– Khi đến tiêm chủng, bên cạnh khám sàng lọc với bác sĩ, người tiêm cần chủ động thông báo cho bác sĩ những thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng, bệnh nền, tiền sử phản ứng nghiêm trọng với vắc xin,… để bác sĩ có cơ sở đưa ra lời khuyên phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết tiêm chủng Rotavirus cho trẻ nhỏ
Khi đến tiêm chủng cần chủ động thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe để bác sĩ có cơ sở đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp
– Sau tiêm chủng bạn cần được theo dõi sức khỏe tại cơ sở tiêm ít nhất 30 phút, trước khi ra về bạn sẽ được khám lại để chắc chắn rằng bạn hoàn toàn ổn sau tiêm.
– Một số phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm chủng như đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ,.. tuy nhiên, các hiện tượng này sẽ biến mất sau 1 đến 2 ngày nên bạn không cần quá lo lắng. Trường hợp thấy có hiện tượng bất thường như sốt cao không dứt, khó thở, co giật, lờ đờ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
– Tất cả các loại vắc xin bao gồm cả vắc xin phế cầu đều chỉ có tác dụng phòng tránh, hạn chế khả năng mắc bệnh. Sau tiêm chủng người tiêm vẫn có thể bị mắc bệnh, tuy nhiên các triệu chứng sẽ nhẹ hơn và nhanh khỏi hơn người không tiêm vắc xin.
Trên đây là những thông tin cơ bản về phế cầu khuẩn, vắc xin phế cầu cho người lớn và những lưu ý quan trọng khi thực hiện tiêm phòng. Nếu muốn được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu tiêm chủng phế cầu cho người lớn, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.