Viêm thanh khí phế quản là gì, có nguy hiểm không?

Viêm thanh khí phế quản là một trong những bệnh lý phổ biến ở đường hô hấp mà chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu như: nhiễm trùng đường hô hấp kèm sốt nhẹ. Vậy bệnh viêm thanh khí quản là gì và bệnh có nguy hiểm không?

Bạn đang đọc: Viêm thanh khí phế quản là gì, có nguy hiểm không?

1. Đôi nét về bệnh viêm thanh khí quản

1.1 Khái niệm về bệnh viêm thanh khí phế quản?

Bệnh xảy ra bởi sự co thắt ở đường hô hấp trên mà chủ yếu là ở thanh quản và khí quản. Bệnh xuất hiện nhiều ở bé trai hơn là bé gái. Độ tuổi thường gặp của bệnh là khoảng từ 6 đến 36 tháng tuổi. Bệnh cũng hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh thường đạt đỉnh trong mùa mưa hoặc khi thời tiết trở lạnh. Đây được xem là bệnh lý lành tính với tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp.

Viêm thanh khí phế quản là gì, có nguy hiểm không?

Độ tuổi thường gặp của bệnh là khoảng từ 6 đến 36 tháng tuổi. Bệnh cũng hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi

1.2 Nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh khí phế quản là gì?

– Nguyên nhân chính gây ra bệnh là bởi virus có tên là Para influenza, virus hợp bào, hô hấp, adenovirus… Hầu hết các đợt viêm thanh khí quản đều ở mức độ nhẹ, theo thống kê cho có khoảng dưới 10% trẻ mắc bệnh và cần nhập viện để điều trị.

– Các yếu tố dị ứng cũng góp phần xuất hiện những đợt tái phát bệnh, nhất là khi trẻ trở nên nhạy cảm hơn với các kháng nguyên virus.

– Ngoài ra, hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản cũng là vấn đề cần phải kiểm soát để giảm những nguy cơ gây ra bệnh.

1.3 Những triệu chứng dễ nhận biết của viêm thanh khí phế quản?

– Các triệu chứng do tác nhân là virus thường bắt đầu như nhiễm trùng đường hô hấp, trẻ sẽ có các dấu hiệu như: ho, sốt, sổ mũi, ho nhiều, nuốt khó, khàn giọng, khóc không ra tiếng… Nặng hơn có thể là suy hô hấp, thở phập phồng, co lõm ngực, thở rít.

– Các triệu chứng này có thể thuyên giảm khi trẻ hết ho. Tùy thuộc vào hệ miễn dịch cũng như cấu trúc đường thở của trẻ, bệnh có xu hướng kéo dài từ 3 đến 7 ngày, tuy nhiên, có trường hợp có thể kéo dài đến hơn 2 tuần.

Tìm hiểu thêm: Chữa viêm phế quản như thế nào hiệu quả?

Viêm thanh khí phế quản là gì, có nguy hiểm không?

Viêm thanh khí phế quản là một trong những bệnh lý phổ biến ở đường hô hấp mà chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

2. Bị viêm thanh khí quản điều trị như thế nào cho hiệu quả?

2.1 Sơ cứu kịp thời khi thở rít

Nếu trẻ đột nhiên thở rít, thở nhanh, cha mẹ cần lưu ý thực hiện như sau:

– Tạo không khí ẩm và ấm để giảm co thắt dây thanh âm, từ đó tạo cảm giác dễ chịu, giảm thở tít. Bạn có thể thực hiện bằng cách dùng khăn ướt vắt khô sau đó đặt lên mũi và miệng của trẻ. Bạn cũng có thể dùng máy tạo độ ẩm không khí để cải thiện tình trạng này.

– Giúp trẻ bình tĩnh và không sợ hãi bằng cách âu yếm con, đọc cho trẻ nghe một câu chuyện. Cho trẻ ngồi ở tư thế ngồi thằng, đầu gối cao để giảm khó thở. Hầu hết, trẻ có thể tự ổn định dần với phương pháp trên tuy nhiên nếu trẻ tiếp tục thở rít, người tím tái, ngất xỉu thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được sơ cấp cứu kịp thời.

2.2 Lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà

– Cần trang bị máy tạo độ ẩm: Không khí khô thường khiến trẻ ho nhiều và diễn biến nặng hơn. Do đó, việc giữ cho phòng ngủ của trẻ được ẩm bằng máy tạo độ ẩm là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp cho trẻ dễ chịu và thoải mái hơn trong quá trình bị bệnh.

– Lưu ý cần cho trẻ uống nhiều nước: Trẻ ho liên quan đến co thắt thường là do chất nhầy dính vào đường hô hấp, chất lỏng ấm có thể giúp giảm co thắt và pha loãng chất nhầy. Do đó, việc cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp trẻ cải thiện được tình trạng này. Cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ nước hoa quả như: nước táo, chanh, cam…

– Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh của trẻ: Cha mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện và tình trạng bệnh của trẻ để từ đó có thể xử lý nhanh chóng, kịp thời. Đặc biệt, cần hạn chế trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: bụi, khói thuốc lá, mùi hóa chất…

– Để trẻ nghỉ ngơi, hạn chế lây lan bệnh:  Bệnh do virus gây ra và dễ dàng lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác bằng cách hắt hơi, ho… Do đó, nếu trẻ bị mắc bệnh, cha mẹ cần để trẻ nghỉ ngơi tại nhà, tránh xa chỗ đông người như: trường học, công viên, nơi công cộng… thường xuyên rửa tay khi chăm sóc cho trẻ để giúp ngăn ngừa lây lan bệnh.

Viêm thanh khí phế quản là gì, có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị viêm xoang mũi dị ứng

trẻ có thể tự ổn định dần với phương pháp trên tuy nhiên nếu trẻ tiếp tục thở rít, người tím tái, ngất xỉu thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được sơ cấp cứu kịp thời.

Mặc dù viêm thanh khí quản là bệnh ít gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho trẻ. Tuy nhiên, việc chủ động tìm hiểu các kiến thức, nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh một cách kịp thời sẽ giúp cha mẹ phòng tránh được các nguy cơ và kịp thời điều trị bệnh một cách đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *