Amidan được biết đến là một trong các bộ phận có chứa tế bào bạch huyết giúp tiêu diệt các tác nhân có hại tấn công cơ thể thông qua đường hầu họng. Tuy nhiên, khi amidan bị viêm nhiễm lại trở thành nơi phát triển của các vi khuẩn, virus,… gây hại cho cơ thể. Chính vì thế mà nhiều người băn khoăn có nên cắt amidan trong trường hợp này hay không? Hãy cùng giải đáp câu hỏi này bằng những kiến thức được cung cấp trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Có nên cắt amidan hay không? Khi nào cần cắt amidan
1. Tầm quan trọng của amidan đối với cơ thể
Amidan là một trong 4 cơ quan thuộc hệ bạch huyết vùng hầu họng, có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, bụi, phấn hoa, bào tử nấm,…. khi chúng đi qua vùng hầu họng theo các luồn không khí, nước và thức ăn. Chính bởi vậy mà có thể xem như hệ thống bạch huyết này là phòng thủ tuyến đầu của cơ thể.
Ở trẻ em dưới 6 tuổi, hệ thống bạch huyết này rất phát triển, đặc biệt là amidan ở hai bên hốc của họng. Trẻ em hệ miễn dịch còn yếu, vì vậy mà vai trò bảo vệ của các cơ quan bạch huyết này được phát huy rất rõ ràng. Khi đến độ tuổi trưởng thành, vai trò của amidan bị giảm đi, amidan thường bị teo nhỏ và ẩn trong hốc amidan.
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị viêm amidan khi thời tiết chuyển lạnh
Do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại nên đông thời amidan rất dễ bị tổn thương khi bị “quá tải” và dẫn đến bị viêm. Lúc này, chức năng bảo vệ giảm đi rõ rệt, thậm chí các amidan viêm nặng sẽ trở thành ổ phát triển cho các vi khuẩn gây hại.
Viêm amidan thường xuất hiện với những triệu chứng điển hình như: đau vùng amidan, hai amidan sưng đỏ. Khi tình trạng viêm tiến triển nặng, người bệnh sẽ cảm thấy rõ rệt những cơn đau, khó nuốt, vùng hầu họng sưng tấy đỏ. Viêm amidan thường xuất hiện cùng với tình trạng viêm họng, đờm ở cổ, đau rát khi ăn, nói, nuốt. Một số người gặp phải tình trạng ngủ ngáy, đây rất có thể là biểu hiện của tình trạng ngưng thở khi ngủ gây ra do viêm amidan, khiến người bệnh thường thức giấc về đêm, tiếng ngáy to gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của người xung quanh.
Mặc dù viêm amidan thuộc nhóm bệnh tai mũi họng không quá nguy hiểm nhưng rất dễ mắc phải ở mọi lứa tuổi và mọi thời điểm. Đồng thời bệnh rất dễ chuyển mạn tính, tái phát nhiều lần nếu không được điều trị ngay từ đầu dẫn đến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
2. Có nên cắt amidan hay không?
Trước hết, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề liên quan tới amidan gây nên những cảm giác khó chịu, việc đầu tiên nên làm chính là tới ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh lý. Việc có nên cắt amidan hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Và không phải trong trường hợp nào cũng cần cắt bỏ amidan.
Tìm hiểu thêm: Các cách điều trị viêm Amidan hiệu quả
Để biết chính xác có nên cắt amidan hay không, bạn nên tới chuyên khoa Tai mũi họng của các bệnh viện uy tín để thăm khám và được bác sĩ tư vấn
2.1. Các trường hợp không cắt amidan
Nếu bạn chỉ bị viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính và hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ kê đơn để giúp bạn điều trị.
Đối với một số đối tượng như trẻ em, bác sĩ sẽ ưu tiên tối đa việc điều trị nội khoa để giữ amidan cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị viêm quá nặng bác sĩ sẽ đánh giá có nên cắt amidan không và đưa ra chỉ định. Ngoài ra, với một số trường hợp có bệnh lý sau đây cũng sẽ không nên thực hiện cắt amidan:
– Người bệnh đang mắc bệnh tiểu đường.
– Người bệnh bị bệnh lao.
– Người bệnh đang bị suy tim nặng.
– Người bệnh có hội chứng rối loạn đông máu.
– Phụ nữ mang thai.
– Bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân hoặc cục bộ.
– Bệnh nhân bị dị ứng với các dụng cụ y tế, thuốc gây tê, thuốc gây mê.
– Ngừơi đang sống tại các khu vực dân cư bùng phát dịch cúm, sốt xuất huyết hay sởi cần thận trọng khi thực hiện phẫu thuật.
Với bệnh nhân thuộc các nhóm đối tượng trên, trong quá trình thăm khám cần thông báo với bác sĩ về các bệnh lý đang mắc phải để có phương án điều trị tốt nhất.
2.2. Các trường hợp cần thực hiện cắt amidan
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm thanh quản cấp cần hiểu biết những gì
Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt amidan tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Ngoài các nguyên nhân nêu trên thì các trường hợp còn lại sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan. Một số điều kiện sau đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về các trường hợp bệnh nhân cần thực hiện tiểu phẫu này:
– Tình trạng viêm amidan đã bước sang giai đoạn mạn tính và quá phát. Viêm amidan tái phát nhiều lần trong một năm, cụ thể là từ 5 lần trở lên cần tới thăm khám và bắt buộc điều trị.
– Viêm amidan quá to, choán hết vùng hầu họng nhưng điều trị nội khoa không hiệu quả.
– Viêm amidan hốc mủ và bắt đầu xuất hiện biến chứng sang các vùng khác gây nguy hiểm tới tính mạng.
– Viêm amidan có dấu hiệu nhiễm trùng.
– Viêm amidan nghi ngờ ung thư.
Khi bị viêm amidan kéo dài và tái phát nhiều lần, người bệnh không nên tự ý điều trị ở nhà bởi càng để lâu thì khả năng điều trị phục hồi viêm amidan càng thấp và có thể dẫn đến phải cắt bỏ amidan để chấm dứt hoàn toàn tình trạng viêm.
3. Lời khuyên cho người bị viêm amidan
Viêm amidan thường được coi là bệnh lý thông thường và bị nhiều bệnh nhân xem nhẹ. Khi có những dấu hiệu ban đầu thường không điều trị, thậm chí khi viêm amidan nặng vẫn tự ý mua thuốc và tự điều trị. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm amidan mạn tính và một loạt các bệnh lý khác vùng hầu họng,.. dễ tái phát khi gặp các tác nhân như không khí lạnh, ăn uống đồ lạnh, môi trường bụi bẩn,….
Để phòng ngừa viêm amidan cũng như các bệnh lý tai mũi họng khác một cách tốt nhất, trước hết cần duy trì thói quen vệ sinh tai mũi họng, súc miệng nước muối hàng ngày và giữ ấm cơ thể. Khi có dấu hiệu bệnh, hãy đi khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Trong trường hợp các chỉ định đưa ra cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan, hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong chăm sóc và điều trị để phục hồi nhanh nhất.
Như vậy với những thông tin trên, hi vọng bạn đã tìm kiếm được câu trả lời cho câu hỏi có nên cắt amidan không và bổ sung được những kiến thức về bệnh lý viêm amidan cũng như một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.