Răng số 8 mọc lên thường gây đau đớn, ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như sức khoẻ của người bệnh. Vậy răng số 8 mọc khi nào? Trường hợp nào cần phải nhổ răng số 8?
Bạn đang đọc: Răng số 8 mọc khi nào? Ai nên nhổ răng số 8?
1. Răng số 8 mọc khi nào?
Răng số 8 (răng khôn) là những răng ở cuối hàm, mọc trong giai đoạn từ 17 – 25 tuổi. Đây là độ tuổi trưởng thành, khi mà cung hàm đã phát triển đủ răng. Chính vì vậy, thường xảy ra hiện tượng răng số 8 mọc chen chúc, khiến cho các răng khác bị xô lệch và ảnh hưởng đến những mô lân cận. Một người có đủ 32 răng sẽ có 4 răng khôn, tuy nhiên trên thực tế sẽ chỉ có tối đa 3 răng khôn hoặc không có chiếc nào.
Răng số 8 thường mọc trong độ tuổi từ 17 – 25, khi cung hàm đã phát triển đủ răng
2. Răng số 8 khi nào nên nhổ?
2.1 Trường hợp nhổ răng số 8
Răng số 8 cần nhổ trong các trường hợp như:
– Gây ra hiện tượng đau nhức hay u nang.
– Răng số 8 bị nhiễm trùng tái phát, gây ảnh hưởng đến những răng lân cận.
– Giữa răng số 8 và răng bên cạnh có khe giắt, gây ảnh hưởng đến mô nướu răng bên cạnh.
– Răng số 8 không có răng đối diện ăn khớp, dẫn đến việc răng số 8 trồi lên, khiến thức ăn nhồi nhét và và nướu bị lở loét.
– Răng số 8 mọc thẳng nhưng hình dạng răng bất thường, có nguy cơ gây sâu răng và viêm nha chu cho răng bên cạnh.
– Bệnh nhân muốn nhổ răng khôn để thực hiện thẩm mỹ răng như làm răng giả, niềng răng, bọc răng sứ…
– Răng số 8 mọc gây nên các bệnh toàn thân.
2.2 Trường hợp chống chỉ định nhổ răng
Tuy nhiên, có một số trường hợp chống chỉ định nhổ răng số 8 như:
– Răng số 8 mọc bình thường và không bị kẹt bởi mô xương và nướu.
– Răng số 8 không gây ra biến chứng gì.
– Người bệnh mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, rối loạn đông cầm máu, bệnh tim mạch…
– Răng số 8 có liên quan đến những cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh….
Tìm hiểu thêm: Giải nghĩa chỉ số tầm soát ung thư đại tràng CEA
Khi răng số 8 mọc bình thường và không gây ra biến chứng gì, bệnh nhân không cần thiết phải nhổ răng
3. Tác hại của răng số 8 gây ra
Nếu bệnh nhân thuộc đối tượng cần phải nhổ răng số 8 nhưng lại không thực hiện nhổ sớm thì sẽ gây ra những tác hại như:
– Giắt thức ăn vào khe giữa, gây lở loét hàm, sâu răng, viêm nha chu.
– Khiến các răng bị xô lệch, xương hàm tiêu giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc răng cũng như thẩm mỹ của hàm răng.
– Có nguy cơ gây viêm lợi trùm răng khôn, khiến cho lợi bị nhiễm trùng và xung quanh răng bị viêm tấy.
– Gây viêm mô tế bào và người bệnh có nguy cơ cứng hàm hoàn toàn.
– Gây u nguyên bào men và phải điều trị bằng cách cắt đoạn xương hàm.
– Có thể bị một số bệnh lý toàn thân như tim mạch, đái tháo đường, bệnh liên quan đến máu….
4. Các phương pháp nhổ răng số 8
Để thực hiện nhổ răng số 8, hiện nay có 2 phương pháp đó là:
4.1 Phương pháp nhổ răng truyền thống
Với phương pháp truyền thống, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ y tế đơn giản như dao rạch, kìm và bẩy để đưa răng khôn ra khỏi hàm. Sau đó sẽ khâu vết mổ lại và vệ sinh sạch sẽ khoang miệng. Tuy thực hiện đơn giản, tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra chảy máu hoặc biến chứng sau khi nhổ răng.
4.2 Phương pháp nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome
>>>>>Xem thêm: Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không?
Mũi khoan mỏng và mảnh của máy Piezotome nhẹ nhàng tác động và bóc tách nướu, đưa răng số 8 ra ngoài
Phương pháp Piezotome được ra đời với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp cũ. Nhờ vào tác động của sóng siêu âm, mũi khoan mỏng và mảnh (chỉ từ 0.2 – 0.5mm) sẽ tác động nhẹ nhàng vào phần mô cứng khu vực nhổ răng, làm đứt dây chằng và đưa răng số 8 ra ngoài. Sau đó, khi răng số 8 đã được lấy ra thì sóng siêu âm nhanh chóng khoá mạch máu lại để giúp hạn chế khả năng sưng viêm.
5. Nhổ răng số 8 có an toàn không?
Câu hỏi này phục thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ sở y tế thực hiện, tay nghề của bác sĩ, hệ thống trang thiết bị, phương pháp nhổ răng và thể trạng của người bệnh. Nếu các yếu tố trên được đảm bảo thì nhổ răng số 8 sẽ được thực hiện an toàn và khả năng gây ra biến chứng thấp. Ngược lại, nếu người bệnh không lựa chọn kỹ càng và thực hiện nhổ răng ở các cơ sở nha khoa kém chất lượng, sẽ có nguy cơ gặp những hệ luỵ nghiêm trọng về sức khoẻ răng miệng.
Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi “Răng số 8 mọc khi nào“. Các bạn cần lưu ý xem xét kỹ các yếu tố để chọn lựa cơ sở nha khoa chất lượng cao và an tâm thực hiện nhổ răng số 8 nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.