Triệu chứng ung thư dạ dày sớm mà bạn nên biết

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh ác tính phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Căn bệnh này dễ di căn và có tỷ lệ tử vong cao vì các triệu chứng ung thư dạ dày rất mơ hồ và không rõ ràng. Do vậy, sớm nhận biết được các triệu chứng này ở giai đoạn đầu giúp bạn có thể dự phòng bệnh kịp thời.

Bạn đang đọc: Triệu chứng ung thư dạ dày sớm mà bạn nên biết

1. Tổng quan về ung thư dạ dày

1.1. Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường. Ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng ung thư dạ dày xuất hiện mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Khi phát hiện ra thì các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư dạ dày trải qua năm giai đoạn chính bao gồm:

– Giai đoạn 0 (giai đoạn sớm): tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dày.

– Giai đoạn 1: tế bào ung thư đã xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày nhưng chưa lan ra các cơ quan khác. 

– Giai đoạn 2: tế bào ung thư di chuyển qua lớp niêm mạc dạ dày và xuất hiện 1 vài triệu chứng (đau bụng, buồn nôn…).

– Giai đoạn 3: các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra các cơ quan khác trong cơ thể.

– Giai đoạn cuối: tế bào ung thư di căn khắp cơ thể, có tỷ lệ tử vong cao.

Triệu chứng ung thư dạ dày sớm mà bạn nên biết

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển một cách bát thường.

1.2. Đối tượng nên tầm soát ung thư dạ dày

Các chuyên gia đầu ngành về tiêu hóa cho biết: Tầm soát ung thư dạ dày là giải pháp tốt nhất và nhanh nhất để phát hiện sớm căn bệnh này. Theo đó, những người thuộc đối tượng nguy cơ cần thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ.

Người trên 50 tuổi và mắc một số bệnh mãn tính làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Ngoài ra bạn nên lưu ý một số yếu tố nguy cơ sau:

– Nhiễm vi khuẩn HP

– Dị sản ruột: các tế bào niêm mạc dạ dày được thay thế bởi các tế bào bình thường của niêm mạc ruột.

– Bị viêm dạ dày lâu năm

– Có polyp dạ dày: khối u nhỏ hoặc lành tính.

– Ăn thức ăn nấm mốc, thực phẩm bảo quản kém chất lượng

2. Các nguyên nhân của bệnh ung thư dạ dày

Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày thường liên quan đến các tổn thương tiền ung thư và một số yếu tố khác. Cụ thể như:

– Viêm dạ dày mạn tính: nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư

– Vi khuẩn HP: Gây viêm loét niêm mạc dạ dày mạn tính, dẫn đến các tổn thương tiền ung thư.

– Ung thư dạ dày liên quan tới yêu tố di truyền. Tỷ lệ di truyền từ mẹ sang con là 48%.

– Biến chứng sau phẫu thuật dạ dày: với những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày, nên lưu ý tầm soát định kỳ để phát hiện ung thư sớm.

– Ăn các loại thực phẩm chứa Nitrat làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Triệu chứng ung thư dạ dày sớm mà bạn nên biết

Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày và phá hủy lớp niêm mạc, gây nên các tổn thương tiền ung thư

3. Những triệu chứng ung thư dạ dày

Khi có tổn thương ác tính hình thành ở dạ dày, tùy vào từng giai đoạn của bệnh và vị trí tổn thương mà người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau. Nhìn chung thì các triệu chứng ung thư dạ dày không rõ ràng và độ đặc hiệu không cao. Vì vậy, bạn nên lưu ý khi cơ thể có các triệu chứng sau:

3.1. Đau bụng vùng thượng vị

Đau bụng là dấu hiệu thường gặp nhất của ung thư dạ dày. Cơn đau thường xảy ra ở vùng ức. Tuy nhiên đây cũng là biểu hiện chung của nhiều bệnh tiêu hóa. Do vậy khi thấy tình trạng đau bụng thượng vị kéo dài nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.

3.2. Chướng bụng, đầy hơi, ợ chua

Người mắc ung thư dạ dày thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, ợ chua hoặc ợ nóng. Cảm giác này sẽ tăng lên khi ăn no. Tuy vậy, nhiều người cho rằng đây là triệu chứng của các bệnh tiêu hóa thông thường. Cần theo dõi dấu hiệu này kết hợp với các triệu chứng khác để kiểm tra thăm khám.

3.3. Mệt mỏi, giảm cân

Cơ thể suy nhược, sụt cân bất thường có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày. Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng, tập luyện thì không được gọi là bất thường. Chỉ khi cơ thể sụt cân không rõ nguyên nhân trong thời gian ngắn mới là dấu hiệu đáng lưu tâm.

3.4. Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là dấu hiệu cảnh báo ung thư không nên chủ quan. Trong đó nôn ra máu, đi ngoài phân đen sẽ xuất hiện ở những người mắc viêm loét dạ dày. Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.

Tìm hiểu thêm: Không sờ thấy dây vòng tránh thai phải làm sao?

Triệu chứng ung thư dạ dày sớm mà bạn nên biết

Các triệu chứng ung thư dạ dày thường không rõ ràng và rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường khác

4. Các cách phòng ngừa ung thư dạ dày

Để phòng tránh ung thư dạ dày một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

– Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan tới dạ dày. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dừng thuốc, làm dụng thuốc.

Nên loại bỏ những thực phẩm có hại cho dạ dày như: các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn quá mặn, chứa nhiều dầu mỡ. Tranh xa các loại thực phẩm lên men như dưa hay cà muối, không ăn thực phẩm cay nóng, không rượu bia và thuốc lá.

– Thường xuyên tập luyện để tăng cường thể lực, nâng cao sức đề kháng và kiểm soát cân nặng. 

– Tầm soát sức khỏe định kỳ: Là cách phòng tránh bệnh hữu hiệu nhất, giúp chẩn đoán, phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng ung thư dạ dày. Việc phát hiện sớm giúp có nhiều cơ hội điều trị khỏi bệnh, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí khám chữa bệnh.

Triệu chứng ung thư dạ dày sớm mà bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm lợi: Dấu hiệu và cách điều trị 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là phương pháp phòng tránh bệnh hữu hiệu nhất.

Tuy nhiên nên tầm soát ở cơ sở y tế nào cũng cần hết sức quan tâm. Bạn nên lựa chọn địa chỉ tầm soát uy tín, có chất lượng tốt. Tại thủ đô Hà Nội, rất nhiều người dân đã tin chọn tầm soát ung thư dạ dày ở Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Tại đây có xây dựng gói tầm soát ung thư với đầy đủ các danh mục khám cần thiết. Đặc biệt, với ứng dụng công nghệ nội soi dạ dày tiên tiến, hiện đại nhất, người dân không còn nỗi ám ảnh nội soi truyền thống như trước kia. Quy trình thăm khám trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn bao giờ hết.

Trên đây là thông tin chi tiết về triệu chứng ung thư dạ dày mà bạn nên biết. Hy vọng hữu ích tới bạn!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *