Do cấu trúc Amidan có nhiều hốc ngăn nên thức ăn dễ xâm nhập vào và gây nên tình trạng Amidan hốc mủ. Vậy cách điều trị viêm Amidan hốc mủ là gì?
Bạn đang đọc: Điều trị viêm Amidan hốc mủ: Khi nào nên cắt?
1. Viêm Amidan hốc mủ là gì?
Amidan được sinh ra với chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các kháng thể xâm nhập vào gây hại qua vòm họng, tuy nhiên Amidan lại có nhiều hốc mủ nên vi khuẩn dễ trú ngụ và gây bệnh. Khi những vi khuẩn này tồn tại lâu dần sẽ tạo nên những khối mủ bã đậu và vón cục lại. Do cơ chế hoạt động của cơ họng khi nhai nuốt thức ăn cũng như việc thức ăn cọ xát vào thành họng, kén mủ ở hốc amidan sẽ bật ra và có hình dạng như hạt tấm màu trắng xanh. Hiện tượng này được gọi là Amidan hốc mủ.
Cấu trúc Amidan có nhiều hốc mủ nên vi khuẩn dễ trú ngụ và gây bệnh
2. Nguyên nhân viêm Amidan hốc mủ
2.1 Do cấu trúc Amidan
Như đã nói ở trên, cấu trúc của Amidan có nhiều ngăn hốc. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Amidan dễ bị nhiễm khuẩn và hình thành nên ổ viêm nhiễm, mủ hay áp xe.
2.2 Do vệ sinh răng miệng không tốt
Khi vệ sinh răng miệng không tốt (vệ sinh không đúng cách, không chăm sóc răng miệng thường xuyên, chỉ đánh răng mà không kết hợp các phương pháp chăm sóc khác) thì khả năng cao sẽ xảy ra hiện tượng viêm nhiễm.
2.3 Có bệnh về tai mũi họng
Tai – mũi – họng là 3 vùng nối thông với nhau qua các lỗ xoang. Do đó, một khi vi khuẩn tấn công qua những cơ quan này mà không được xử lý kịp thời thì khả năng cao sẽ lây lan và gây bệnh cho những bộ phận còn lại.
2.4 Ô nhiễm môi trường sống
Nếu môi trường sống của bạn không được đảm bảo, có nhiều khói bụi, vi khuẩn xung quanh, nhà cửa không được dọn dẹp sạch sẽ, thoáng đãng thì vi khuẩn sẽ trú ngụ và gây nên những bệnh lý nghiêm trọng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp.
Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn và phòng ngừa viêm Amidan
2.5 Do thời tiết
Sự thay đổi của thời tiết cũng được coi là một trong những lý do khiến cho bệnh viêm Amidan hốc mủ xuất hiện. Vào những lúc giao mùa, những người có thể trạng cơ thể yếu, kém thích nghi sẽ dễ bị tác động và tổn thương Amidan.
2.6 Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, viêm Amidan hốc mủ cũng được xác định do một số nguyên nhân khác không phổ biến như thói quen ăn uống những đồ lạnh, quá nóng khiến họng bị tổn thương, nghiện rượu bia, hút thuốc….
3. Triệu chứng của viêm Amidan hốc mủ
Viêm Amidan hốc mủ gồm 2 cấp độ: Viêm cấp tính và viêm mạn tính. Cả 2 loại này đều có những triệu chứng chung như:
– Đau họng
– Tăng tiết nước bọt
– Có hạch cứng, đau ở cổ và phần dưới hàm
– Khi nuốt có cảm giác vướng
– Khô rát, đau ở cổ họng, đôi khi sẽ bị đau lan đến tai
– Lúc soi gương sẽ nhìn thấy ở Amidan có lớp mủ trắng, vón cục và có mùi hôi
Tìm hiểu thêm: Biến chứng sau cắt amidan kéo dài không điều trị
Viêm Amidan hốc mủ xuất hiện với những hốc mủ trắng, vón cục và có mùi hôi
Ngoài ra với từng cấp độ, bệnh lý sẽ có những triệu chứng riêng như:
3.1 Viêm Amidan hốc mủ cấp tính
– Bị sốt cao
– Đau ngực vì ho nhiều và ho có đờm
– Tiếng bị khàn
– Lưỡi bẩn và có màu trắng
– Phần niêm mạc của thành họng bị sưng to, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp
– Cơ thể không có sức lực, mệt mỏi và sức khoẻ suy giảm
– Chán ăn và ăn kém
3.2 Viêm Amidan hốc mủ mạn tính
– Bị sốt nhẹ
– Cổ họng ngứa và rát
– Ho khan và bị khàn tiếng
– Hơi thở có mùi khó chịu
– Thở bị khò khè và có dấu hiệu của viêm phế quản
– Khi ngủ ngáy rất to
4. Điều trị viêm Amidan hốc mủ
Viêm Amidan hốc mủ thường gây nên tình trạng khó chịu nên nhiều bệnh nhân nghĩ rằng khi bị viêm Amidan hốc mủ sẽ cần phải cắt Amidan. Tuy nhiên theo các bác sĩ, cắt Amidan sẽ là phương án cuối cùng được thực hiện sau khi đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Các bệnh lý tai mũi họng thường gặp
Để xác định xem có cần cắt Amidan hay không, bạn cần đến các bệnh viện lớn uy tín để bác sĩ kiểm tra
Amidan hốc mủ sẽ được chỉ định cắt trong các trường hợp như:
– Viêm Amidan đã tái phát nhiều lần và không thuyên giảm khi đã áp dụng các phương pháp điều trị.
– Khi tái phát, bệnh sẽ kèm theo hạch ở cổ gây đau đớn. Đây có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư Amidan.
– Viêm Amidan hốc mủ kéo theo những biến chứng như áp xe quanh Amidan, các bệnh lý tai mũi họng khác…ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây khó thở hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
– Bệnh diễn tiến nặng, khiến cho phổi bị tắc nghẽn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và sức khỏe.
Hy vọng với bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về điều trị viêm Amidan hốc mủ để các bạn có thêm những kiến thức chăm sóc sức khoẻ. Cần lưu ý khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để sớm phát hiện bệnh lý và có phương án điều trị sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.