Trẻ sơ sinh bị nấc cụt khiến nhiều ba mẹ cảm thấy lo lắng, không biết rằng con có đang gặp phải vấn đề nào sức khỏe nào hay không. Biết được nguyên nhân cũng như cách chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh, giúp cha mẹ cảm thấy yên tâm hơn khi chăm sóc bé.
Bạn đang đọc: Cách chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Nấc cụt ở trẻ sơ sịnh có thể do nhiều nguyên nhân ra. (ảnh minh họa)
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng thường xuyên xảy ra, có thể do nhiều nguyên nhân như bé ăn hoặc bú quá no, trẻ nuốt nhiều không khí, trào ngược dạ dày – thực quản, dị ứng, không khí ô nhiễm hoặc nhiệt độ giảm đột ngột cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh thường bị nấc cụt ở độ tuổi từ 2-4 tháng tuổi. Phần lớn các trường hợp nấc cụt này đều là hiện tượng sinh lý bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng bị nấc cụt ở trẻ sơ sinh, các cha mẹ cũng cần lưu ý đến nguyên nhân khiến trẻ bị nấc là gì để từ đó áp dụng các cách khắc phục sao cho hiệu quả nhất.
Cách chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Tìm hiểu thêm: Trẻ 5 tháng biếng ăn: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt tuy không quá nguy hiểm những ba mẹ cần lưu ý một số cách chữa sau đây. (ảnh minh họa)
– Nếu trẻ sơ sinh bị nấc là do trẻ bú quá no hoặc do mẹ cho bé bú sai tư thế, mẹ cần bế bé thẳng dậy, đặt cằm bé tựa vào vai mình và vuốt nhẹ phía sau lưng bé để bé dễ chịu. Lặp đi lặp lại động tác này tới khi bé hết nấc thì thôi.
– Cho bé bú nhiều lần trong ngày, bú đủ nhu cầu của trẻ để hạn chế nguy cơ trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
– Đối với các bé sử dụng sữa bình, cha mẹ cần lựa chọn loại núm vú phù hợp, không quá to cho con bú. Bởi núm ti to có thể khiến cho không khí bên ngoài lọt vào gây ra nấc cụt.
– Nghe nhạc trong lúc bú có thể khiến trẻ giật mình, con dễ bị nấc cụt, vì thế hãy hạn chế mở nhạc khi cho bé bú.
– Không để bé ngủ khi đang bú bình. Khác với bú sữa mẹ, bú bình làm lượng sữa bé bú vào nhiều hơn và điều này có thể khiến trẻ bị nấc cụt và nguy cơ bị sặc sữa.
– Vệ sinh núm vú thật kỹ để loại bỏ những bã sữa khô còn sót lại. Nếu quá trình bé bú bị gián đoạn, vô tình sẽ khiến bé nuốt nhiều không khí vào bụng và gây nấc cụt.
Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý đến một số vấn đề như:
– Không nên cho trẻ bú quá no.
– Khi cho bé uống sữa, cần nâng đầu trẻ lên cao để lượng sữa vào miệng trẻ vừa phải, không quá nhanh, khiến trẻ không kịp nuốt, có thể dẫn đến bị sặc.
– Không được đặt con nằm trong lúc bú sữa.
Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt bằng cách nào?
>>>>>Xem thêm: Gợi ý về thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng
Nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt lâu không đỡ, ba mẹ hãy đưa con đến hệ thống y tế Thu Cúc để được thăm khám với bác sĩ . (ảnh minh họa)
– Giữ nhiệt độ, không khí trong trong phòng ổn định.
– Khi con bú không nên để quạt thổi thẳng vào người bé. Cho bé bú từ từ, ba mẹ hãy nhớ giữ ấm vùng cổ cho bé.
– Không nên cho bé bú quá no hoặc để trẻ quá đói rồi mới cho bé bú, vì như vậy sẽ khiến trẻ khát sữa, bú nhiều hơn có thể dễ gây nấc cụt.
– Khi trẻ mới bú xong, ba mẹ không nên chêu đùa trẻ. Tránh cho con trở mình (vặn mình) khi vừa ăn no xong, vì như vậy có thể khiến trẻ bé sẽ bị chướng bụng, gây nấc cụt và dễ nôn chớ thức ăn ra ngoài.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Hi vọng những chia sẻ trên, đã cung cấp cho các bậc phụ huynh, những thông tin bổ ích và cần thiết, trong quá trình chăm sóc bé yêu của mình. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện khác thường về sức khỏe, ba mẹ hãy đưa bé đến khám tại Chuyên khoa Nhi hệ thống y tế Thu Cúc. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám cẩn thận và tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống, chăm sóc, cũng có biện pháp điều trị cho bé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.