Hoạt động tầm soát ung thư đã không còn xa lạ với người dân hiện nay. Trong đó, các xét nghiệm tầm soát ung thư sớm là một trong những phương pháp giúp sàng lọc ung thư phổ biến. Qua bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu xem xét nghiệm máu có thể giúp hỗ trợ phát hiện những căn bệnh ung thư nào.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về các xét nghiệm tầm soát ung thư sớm
1. Tầm quan trọng của xét nghiệm tầm soát ung thư sớm
Theo nghiên cứu hiện nay, có tới 80% những người bị mắc ung thư khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do tính chủ quan của người bệnh, một phần cũng là do tính chất thầm lặng của căn bệnh ung thư – không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài ở giai đoạn đầu của bệnh. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng là cơ thể đang khỏe mạnh nhưng thực tế lại không phải như vậy.
Xét nghiệm là phương pháp nhằm hỗ trợ phát hiện và sàng lọc ung thư ở giai đoạn sớm, ngay cả khi cơ thể chưa xuất hiện những triệu chứng của bệnh. Nhờ đó việc điều trị cũng trở nên đơn giản hơn, hiệu quả hơn đồng thời cũng giúp tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh.
Bên cạnh đó nhờ vào kết quả thăm khám, bác sĩ cũng có thể đưa ra các dự đoán về nguy cơ mắc bệnh, cũng như những lời khuyên về chế độ sinh hoạt làm giảm khả năng mắc ung thư. Một trong những lời khuyên hiệu quả nhất chính là thăm khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm.
Xét nghiệm máu là phương pháp tầm soát ung thư được sử dụng phổ biến hiện nay
2. Xét nghiệm máu nhận biết dấu ấn ung thư
Dấu ấn ung thư hay chất chỉ điểm khối u là một dấu ấn sinh học được phát hiện qua các tế bào máu, nước tiểu và mô. Dấu ấn ung thư được dùng để chẩn đoán hay đánh giá sự xuất hiện của các tế bào ung thư có trong cơ thể con người.
Có rất nhiều loại dấu ấn chỉ điểm ung thư đại diện cho một loại ung thư khác nhau được sử dụng để sàng lọc và hỗ trợ phát hiện loại ung thư tương ứng. Các dấu ấn ung thư còn giúp theo dõi khả năng hồi phục của bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh.
2.1. Xét nghiệm tầm soát ung thư sớm để nhận biết các dấu ấn ung thư được thực hiện khi nào?
Các xét nghiệm để tìm dấu ấn ung thư sẽ được bác sĩ đề xuất thực hiện trong các trường hợp:
– Người bị nghi ngờ mắc các bệnh lý ung thư.
– Trong gia đình có người từng mắc ung thư.
– Người có những yếu tố làm tăng khả năng bị ung thư như trên 50 tuổi, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hoặc làm việc trong môi trường chứa hóa chất độc hại.
– Người đang điều trị ung thư và muốn theo dõi khả năng hồi phục của cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Ung thư giai đoạn cuối bị phù chân: Lưu ý quan trọng
Những người gia đình có tiền sử bị mắc ung thư thì nên tầm soát ung thư định kỳ
2.2. Các dấu ấn ung thư trong xét nghiệm tầm soát ung thư sớm
Các dấu ấn ung thư có thể phát hiện qua quá trình xét nghiệm máu bao gồm:
– Xét nghiệm CEA: Chẩn đoán các bệnh lý ung thư liên quan đến đường tiêu hóa như thực quản dạ dày, gan, tụy,… hay một số bệnh ung thư khác như ung thư vú, buồng trứng, cổ tử cung,…
– Xét nghiệm AFP: Chỉ số AFP tăng trong ung thư tế bào gan nguyên phát, ung thư tế bào mầm. AFP cũng tăng với các trường hợp viêm gan, xơ gan.
– Xét nghiệm CA 125: Giúp phát hiện ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, CA 125 cũng có thể tăng trong các bệnh lý như viêm màng tim, viêm màng phổi,…
– Xét nghiệm PSA: Tăng trong ung thư tuyến tiền liệt hoặc u phì đại và viêm tuyến tiền liệt.
– Xét nghiệm CA 72-4: Là dấu ấn chỉ điểm ung thư dạ dày cũng như được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị của căn bệnh trên.
– Xét nghiệm CA 15-3: Chỉ số giúp chẩn đoán ung thư vú, ngoài ra CA 15-3 cũng sẽ tăng trong viêm gan và viêm tụy.
– Xét nghiệm CA 19-9: CA 19-9 tăng trong các bệnh lý về ung thư đường tiêu hóa như ung thư gan, đường mật, dạ dày, tụy và đại trực tràng. Chỉ số này cũng tăng khi mắc các bệnh như viêm gan, viêm tụy, đái tháo đường,…
– Xét nghiệm CT (Calcitonin) hoặc hCT (Human Calcitonin): Đặc hiệu để chẩn đoán và theo dõi ung thư vùng tuyến giáp hoặc ung thư thận mạn.
– Xét nghiệm SCC (SCCA): Được sử dụng để đánh giá tiến trình điều trị và khả năng tái phát của căn bệnh ung thư tế bào vảy.
– Xét nghiệm MCA: Chỉ số giúp chẩn đoán ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng,…
– Xét nghiệm MSA: Tăng khi mắc ung thư vú.
– Xét nghiệm CYFRA 21-11; CYFRA 21-1: Dùng để chẩn đoán ung thư phổi tế bào không nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ.
3. Xét nghiệm máu tầm soát ung thư có thực sự hiệu quả?
Việc thực hiện xét nghiệm máu không thể chắc chắn người khám có thực sự mắc ung thư hay không. Bởi trên thực tế, một số kết quả xét nghiệm có thể cho ra dương tính giả. Nghĩa là người khám không mắc ung thư nhưng kết quả xét nghiệm lại chẩn đoán là có. Nguy hiểm hơn là trong một vài trường hợp, xét nghiệm máu không thể phát hiện ra những tế bào ung thư xuất hiện bên trong cơ thể.
Do đó để đảm bảo chính xác, các bác sĩ sẽ kết hợp xét nghiệm máu với một số phương pháp tầm soát ung thư khác bao gồm:
– Chụp X-quang
– Siêu âm
– Chụp cắt lớp CT, chụp MRI
– Nội soi
– Sinh thiết
>>>>>Xem thêm: Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Kết hợp xét nghiệm máu và các phương pháp sàng lọc ung thư khác để có kết quả chính xác
Ngoài ra, kết quả tầm soát ung thư còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở y tế mà bạn lựa chọn có uy tín hay không, trang thiết bị y tế phải hiện đại cũng như bác sĩ có thực sự giỏi để thực hiện hay không. Nếu bạn đang muốn tìm cơ sở y tế hội tụ đầy đủ các yếu tố trên, thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho bạn. TCI hiện đang là một trong những hệ thống y tế có chất lượng dịch vụ y tế uy tín trên địa bàn Hà Nội, đảm bảo đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng thăm khám tại đây.
Trên đây là những thông tin nhằm cung cấp cho bạn đọc kiến thức về các dấu ấn chỉ điểm ung thư qua phương pháp xét nghiệm máu. Hy vọng bài viết phần nào giải đáp được những thắc mắc bạn đọc cần tìm hiểu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.