Lý giải hiện tượng niềng răng bị hóp má

Rất nhiều bạn cho rằng niềng răng bị hóp má là điều khó tránh khỏi vì thấy hầu hết mọi người khi niềng răng đều có gương mặt thon gọn hơn. Tuy nhiên tình trạng này hiểu như nào cho đúng? Vì sao có hiện tượng niềng răng bị hóp má và nguyên nhân chính xác có thực sự do niềng răng hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé

Bạn đang đọc: Lý giải hiện tượng niềng răng bị hóp má

1.Tình trạng niềng răng gây hóp má

Lý giải hiện tượng niềng răng bị hóp má

Niềng răng bị hóp má là tình trạng thường gặp khi niềng răng

Hầu hết tình trạng hóp má đều xảy ra với tất cả những ai thực hiện niềng răng nên rất dễ sinh hiểu lầm niềng răng sẽ khiến má hóp lại. Điều này vừa có mặt tích cực và tiêu cực. Đối với những bạn có gương mặt bụ bẫm muốn thon gọn lại thì niềng răng dường như có tác dụng rất tích cực để biến điều này thành hiện thực. Song đối với những bạn có gương mặt thon gọn sẵn, quá trình niềng răng có thể tác động khiến gương mặt được thon thêm.

Tuy nhiên các nghiên cứu về nha khoa đã chỉ ra rằng, việc hóp má không hẳn trực tiếp do niềng răng mà chính xác nhất là do những ảnh hưởng từ niềng răng và tác dụng này không kéo dài, trừ  trường hợp khi niềng bạn bị nhổ và mất nhiều răng. Cụ thể, phần lớn hóp má là do chế độ ăn uống bị giảm sút rõ rệt khi niềng răng khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, tác động ngược trở lại khiến cơ mặt bị trùng xuống. Thêm vào đó, sự giảm hoạt động răng miệng cũng khiến cơ hàm ít hoạt động cũng là nguyên nhân. Trong trường hợp cần nhổ răng quá nhiều, về lâu dài tình trạng tiêu xương có thể xảy ra, tuy nhiên tiêu xương sẽ xảy ra chậm và muộn, các trường hợp nhổ 1 răng, tình trạng này không đáng kể.

Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể đến từ việc bác sĩ chỉnh nha không đúng kỹ thuật. Song về cơ bản, hầu hết các tình trạng hóp má khi niềng răng sẽ biến mất khi người bệnh kết thúc niềng và trở về cuộc sống bình thường.

2. Vì sao khi niềng răng bị hóp má?

Tìm hiểu thêm: Lấy cao răng như thế nào, bạn có biết?

Lý giải hiện tượng niềng răng bị hóp má

Tình trạng hóp má khi niềng răng có thể giúp bạn có gương mặt thon gọn hơn

Như đã đề cập bên trên, tình trạng hóp má khi niềng răng phần lớn là hiện tượng xảy ra tạm thời bởi các nguyên nhân sau đây:

2.1. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo

Không thể phủ nhận khi bắt đầu niềng răng, hầu hết mọi người đều cảm thấy đau nhức răng và gần như không muốn ăn thêm bất kỳ thứ gì nữa. Đây cũng là lý do khiến việc ăn uống bị ảnh hưởng. Người bắt đầu niềng răng có xu hướng ăn rất ít do việc nhai khó khăn và đau răng. Ăn uống không đảm bảo ảnh hưởng tới dinh dưỡng của cơ thể khiến cơ thể bị giảm cân. Hậu quả, khi cơ thể không được cung cấp đủ chất khiến cho các bộ phận không được nuôi dinh dưỡng đầy đủ, trong đó có khuôn mặt. Hơn thế nữa, phần lớn mọi thay đổi của cơ thể đều diễn ra rất rõ và nhanh chóng trên gương mặt. Đó là lý do tại sao khi niềng răng thì tình trạng hóp mã lại rõ đến như vậy.

2.2. Giảm hoạt động hàm khiến cơ má chùng xuống

Nếu như ở thời gian bình thường, cơ hàm được hoạt động với tần suất cao cùng với xương hàm thì nay cơ hàm giảm hoạt động. Việc ăn nhai, thậm chí nói,.. được giảm thiểu một cách rõ rệt khiến cho cơ hàm không được hoạt động liên tục và có xu hướng trùng xuống góp phần khiến cơ mặt nhỏ lại.

2.3. Mất răng nhiều và lâu ngày

Đối với các trường hợp niềng răng cần nhổ răng, đặc biệt là khi nhổ những răng hàm lớn ở trong cùng có thể dẫn tới biến chứng tiêu xương. Khi xương bị tiêu, vùng gò má tương ứng không còn răng và xương hàm nâng đỡ sẽ bị chùng xuống và tạo cảm giác má hóp. Song như đề cập bên trên, tình trạng tiêu xương chỉ xảy ra đối với những tình huống mất răng quá lớn, các răng nhỏ gần như không gây nên ảnh hưởng. Nguyên nhân bởi quá trình niềng răng sẽ xuất hiện đồng thời tình trạng tiêu xương và bồi xương. Mặc dù xương răng tại bị trí nhổ sẽ mất đi và tiêu xương song khi chỉnh nha, các răng lệch lạc trên cung hàm, răng mọc không đúng chỗ sẽ dịch chuyển tới các vị trí trống và giúp cho xương răng được bồi lại. Nhờ có cơ chế này mà răng vẫn được nằm trong ổ răng và cơ bản thì hiện tượng tiêu xương sẽ không xảy ra, chính vì thế đây không phải là nguyên nhân chính khiến má hóp lại.

2.4. Kỹ thuật thực hiện niềng răng chưa đúng

Trong rất nhiều trường hợp, việc niềng răng không đúng kỹ thuật không chỉ gây đau cho người bệnh mà còn gây ra các ảnh hưởng như: những cơn đau kéo dài do răng bị siết quá chặt, răng có thể bị rụng, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai của toàn hàm,… và gián tiếp gây ra tình trạng má hóp.

3. Phòng ngừa và khắc phục tình trạng hóp má khi niềng răng

Lý giải hiện tượng niềng răng bị hóp má

>>>>>Xem thêm: Có nên nhổ răng khôn không? Răng khôn được bảo tồn khi nào?

Thăm khám đúng lịch hẹn là cách giúp quá trình niềng đạt hiệu quả

Tình trạng hóp má khi niềng răng có thể là tích cực hoặc tiêu cực đối với từng người. Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng hóp má, bạn hãy lưu ý những điều sau đây:

– Trước hết, hãy thực hiện niềng răng tại các cơ sở uy tín. Thực hiện kỹ thuật đúng trong niềng răng chỉnh nha không chỉ giúp quá trình niềng răng nhanh có hiệu quả, mà còn giúp bạn phòng tránh các ảnh hưởng bất lợi khi niềng răng, trong đó có hóp má.

– Đảm bảo một chế độ ăn, thực đơn phong phú và phù hợp với việc niềng răng. Sau niềng răng, việc ăn uống ít nhiều bị ảnh hưởng do niềng răng, chính vì thế bạn hãy lên thực đơn cho bản thân mình sao cho đảm bảo đầy đủ các nhóm chất tinh bột, đạm, khoáng chất,… để sức khỏe được đảm bảo. Nên lựa chọn các đồ ăn mềm, lỏng và nguội để dễ dàng ăn uống hơn. Duy trì cân nặng bình thường và ổn định, bạn sẽ tránh được tình trạng hóp má.

– Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá nhiều.

– Hãy chủ động theo dõi sự thay đổi của hàm răng trong quá trình niềng, đồng thời ghi nhớ lịch hẹn để tới nha khoa thăm khám định kỳ.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng hóp má khi niềng răng, Hy vọng răng với những thông tin này bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng hóp má khi niềng răng cũng như biết được cách chăm sóc đúng cho bản thân để có hiệu quả niềng răng chắc chắn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *