Nắn chỉnh răng cho trẻ em bằng hàm trainer

Trong rất nhiều trường hợp nếu không can thiệp kịp thời thì bé sẽ mọc răng và bị xô lệch. Tuy nhiên, khi dưới 12 tuổi, trẻ không thể can thiệp bằng phương pháp niềng răng thì việc nắn chỉnh răng cho trẻ em bằng hàm trainer lại phát huy hiệu quả rõ rệt.

Bạn đang đọc: Nắn chỉnh răng cho trẻ em bằng hàm trainer

1. Cơ chế và tác dụng của hàm trainer trong chỉnh nha cho trẻ

Nắn chỉnh răng cho trẻ em bằng hàm trainer

Nắn chỉnh răng cho trẻ bằng hàm trainer được nhiều bậc phụ huynh quan tâm

Hàm trainer là công cụ chỉnh răng dành cho trẻ em từ 5 tuổi đến 15 tuổi, được chế tác chủ yếu bằng Silicon có hình vòng cung ôm sát hàm răng. Giống như tên gọi, hàm trainer có tác dụng định hướng răng mọc đúng vị trí cho trẻ, có ý nghĩa uan trọng trong việc khắc phục sớm tình trạng răng mọc lệch, mọc không đúng vị trí ngay từ giai đoạn răng phát triển của trẻ. Từ 2 tuổi, răng sữa của trẻ bắt đầu mọc và từ 5 tuổi hiện tượng thay răng sữa sẽ bắt đầu diễn ra. Đây  là thời điểm phù hợp nhất cho việc định hướng hàm trainer mà không cần tác động một lực quá lớn như với phương pháp niềng răng mà vẫn cho thấy hiệu quả rõ rệt. Lý do bởi thời điểm này răng  và xương hàm còn khá “mềm”, do đang phát triển nên việc nắn chỉnh, định hướng rất dễ dàng. Dưới tác động của hàm trainer, các răng sẽ mọc đúng vị trí và tự điều chỉnh đều đặn.

Sử dụng hàm trainer không gây khó chịu như phương pháp niềng răng đo không có hệ thống mắc cài, dây cung, dây thun,… nên ít gây khó chịu cho trẻ. Thời gian đeo niềng trainer cũng không quá nhiều, chỉ từ 1 – 2 tiếng mỗi ngày là có thể đạt hiệu quả. Chính vì thế mà rất nhiều phụ huynh đã lựa chọn phương pháp này để giúp con có một hàm răng đẹp hơn.

2. Các dòng niềng răng trainer cho trẻ em hiện nay

Tùy thuộc theo độ tuổi mà có các dòng niềng răng trainer phù hợp cho trẻ.

2.1. Hàm Trainer dành cho trẻ mọc răng sữa – Juniors

Trong độ tuổi mọc răng sữa, từ 3 đến 5 tuổi, trẻ sẽ được sử dụng hàm trainer Juniors với 3 cấp độ J1, J2, J3. Mục đích của hàm Juniors là điều chỉnh và nới lỏng hàm cho quá trình mọc răng vĩnh không bị chen chúc, đồng thời giúp trẻ loại bỏ các thói quen xấu như đẩy lưỡi, ấn răng, mút tay hay thở miệng,… và giúp lưỡi được đặt đúng vị trí, hạn chế tối đa nguy cơ phải sử dụng niềng răng sau này.

Tìm hiểu thêm: Các phương pháp niềng răng tốt nhất hiện nay

Nắn chỉnh răng cho trẻ em bằng hàm trainer

Các loại hàm trainer chỉnh nha cho trẻ

2.2. Hàm trainer dành cho răng hỗn hợp – Kids

Trong độ tuổi răng hỗn hợp, từ 6 đến 10 tuổi, trẻ được sử dụng hàm trainer Kids với các giai đoạn K1, K2, K3.  Hàm trainer này bên cạnh việc tiếp tục tránh thói quen xấu cho trẻ còn giúp cải thiện hiệu quả tình trạng sai khớp cắn, khớp cắn sâu và khớp cắn hở ở trẻ. Hàm trainer Kids về cơ bản sẽ giống với hàm Juniors song có độ cứng cao hơn và kích thước cũng lớn hơn.

2.3. Hàm trainer cho răng vĩnh viễn – Teens

Hàm trainer Teens dành cho trẻ đã thay hoàn toàn răng vĩnh viễn ở độ tuổi lớn hơn sau khi đã hoàn thành đeo hàm trainer Kids. Tương tự như hai loại hàm trước đó, hàm Teens cngx có các cấp độ T1, T2 đến T4. . Hàm Teens có vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện phát triển răng của trẻ. Sử dụng đúng cách hàm Teens sẽ giúp răng được thẳng hàng và đúng vị trí.

2.4. Hàm trainer Adults

Giống như tên gọi, hàm trainer này dành cho trẻ mọc răng vĩnh viễn và quá trình mọc răng đã gần như hoàn chỉnh, có vai trò chính là ngăn ngừa tình trạng răng di chuyển về chỗ cũ. Hay nói cách khác hàm Adults có vai trò cố định, và duy trì kết quả chỉnh nha. Hàm được thiết kế với kích thước phù hợp với hàm răng của trẻ, có kích thước lớn nhất và độ lớn cũng lớn nhất trong tất cả các loại hàm trainer.

3. Các trường hợp nên nắn chỉnh răng cho trẻ em bằng hàm trainer

Vì sao để biết con em mình có cần thiết phải sử dụng nắn chỉnh bằng hàm trainer hay không? Có một số trường hợp sau đây, cha mẹ nên cân nhắc đưa trẻ thăm khám và sử dụng hàm trainer:

– Quan sát trẻ có các thói quen xấu như thường xuyên dùng lưỡi đẩy răng, thường xuyên ấn tay vào răng cửa,….

– Trẻ có khớp cắn khá sâu

– Trẻ có răng chen chúc. Đối với trẻ răng sữa mọc chen chúc hoặc quá bé có thể sẽ dẫn đến khả năng răng vĩnh viễn cũng sẽ mọc chen chúc hoặc không đủ chỗ trên cung hàm gây ra tình trạng mọc lệch.

-Trẻ có tình trạng răng mọc bất thường: răng không thay đúng theo trình tự, răng mọc thưa, mọc lệch,…

– Ngoài ra, cha mẹ có thể chủ động đưa trẻ đi thăm khám răng định kỳ. Việc thăm khám răng có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc giúp trẻ kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng còn có tác dụng phát hiện cấu trúc răng của trẻ có bất thường hay không. Trong trường hợp răng sẽ mọc chen chúc, mọc lệch thì việc can thiệp sớm sẽ mang lại hiệu quả nha khoa.

4. Sử dụng hàm trainer chỉnh răng cho trẻ

Nắn chỉnh răng cho trẻ em bằng hàm trainer

>>>>>Xem thêm: Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào hiệu quả?

Trong quá trình chỉnh nha bằng hàm trainer cho trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ kiểm tra đúng lịch hẹn của bác sĩ

Sử dụng hàm trainer là cần thiết để giảm thiểu gánh nặng đeo niềng răng sau này của trẻ. Bên cạnh đó, hàm trainer tác động ngay từ ban đầu khi răng vĩnh viễn mới hình thành nên sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với các phương pháp khác.

Để việc đeo hàm trainer chỉnh nha được hiệu quả, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế nha khoa để thăm khám. Dựa theo kết quả chụp XQuang cũng như thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để lựa chọn loại hàm trainer phù hợp với độ tuổi và tình trạng răng của trẻ. Hàm trainer sẽ được chế tác dựa theo dấu răng của tre để có thể ôm khít vào các răng.

Song song với đó, việc sử dụng và duy trì đeo hàm hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng để chỉnh nha được hiệu quả. Khi đeo hàm trainer cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

– Nhắc trẻ duy trì đeo hàm trainer từ 1 – 2 giờ vào ban ngày và duy trì đeo hàm cả đêm.

– Ghi nhớ lịch tái khám cùng với bác sĩ

– Thay hàm mới sau một thời gian theo chỉ định của bác sĩ.

– Khi có những bất thường trong quá trình đeo hàm như trẻ bị sưng nướu, sưng lợi, cần đưa trẻ tới khám để khắc phục kịp thời.

– Duy trì vệ sinh răng miệng hằng ngày để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng cho trẻ.

– Hướng dẫn trẻ cách tự bảo quản hàm trainer khi không đeo để tránh ảnh hưởng từ môi trường tới hàm trainer.

Với những thông tin trên đây, hi vọng cha mẹ đã hiểu rõ về việc nắn chỉnh răng cho trẻ em bằng hàm trainer. Nếu cha mẹ muốn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này hoặc đang có ý định chỉnh nha cho con, hãy đưa trẻ tới địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *