Căn bệnh ung thư vòm họng dễ xảy ra đối với những người có lối sống không lành mạnh hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh. Các triệu chứng ung thư vòm họng ban đầu thường không có độ đặc hiệu cao nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Chính vì vậy, thực hiện tầm soát sức khỏe là việc làm quan trọng trong việc phát hiện các bệnh lý ung thư tiềm ẩn.
Bạn đang đọc: Một số triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn khởi phát
1. Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng hay còn có tên gọi khác là ung thư biểu mô vòm họng. Là một căn bệnh ác tính, gây tử vong cao nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Triệu chứng ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý hô hấp khác nên người bệnh thường có tâm lý chủ quan.
Tỷ lệ mắc ung thư vòm họng ở Việt Nam là 12%, một tỷ lệ khá cao so với các bệnh ung thư khác. Trong số các bệnh nhân mắc ung thư được phát hiện thì 70% bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối khiến việc điều trị trở lên khó khăn.
Hiện nay, vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên lại có một số yếu tố nguy cơ cao gây bệnh như:
– Nhiễm virus EBV hoặc HPV.
– Môi trường sống bị ô nhiễm (tiếp xúc với khói, bụi, chất độc hại thường xuyên).
– Lạm dụng rượu, bia và hút thuốc lá với tần suất cao.
– Tiền sử gia định có người mắc ung thư vòm họng.
– Tuổi càng cao nguy cơ mắc ung thư vòm họng càng lớn.
Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính, gây tử vong nếu không được phát hiện kịp thời
2. Một số triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Ung thư vòm họng giai đoạn khởi phát là lúc khối u bắt đầu hình thành một cách thầm lặng. Sau đó bắt đầu xuất hiện các triệu chứng tương tự như bệnh đường hô hấp (viêm họng, cảm cúm).
2.1. Đau họng, khản tiếng
Khi xuất hiện biểu hiện đau họng, khản tiếng là lúc khối u đang phát triển dẫn đến tổn thương tế bào và chèn vào các cơ quan.
Hạch bạch huyết khi bị khối u chèn ép gây ra tình trạng đau rát họng khi nuốt nước bọt. Sau 1-2 ngày, cổ họng sẽ bắt đầu trở nên đau rát dẫn đến khản tiếng.
Tuy triệu chứng của ung thư vòm họng rất dễ nhầm lẫn nhưng có thể phân biệt được với bệnh hô hấp khác với đặc điểm như đau cùng một bên cổ họng, mức độ đau tăng dần và dùng thuốc điều trị nhưng không thuyên giảm.
Những ai có xuất hiện các dấu hiệu ở hệ hô hấp thì nên lưu ý thêm một số biểu hiện để phân biệt. Nếu đau họng, cảm cúm… không khỏi sau khi dùng thuốc điều trị và kéo dài trên 3 tuần thì nên đến cơ sở y tế để thực hiện chẩn đoán bệnh.
2.2. Ngạt mũi
Ung thư vòm họng còn có triệu chứng điển hình khác là ngạt một bên mũi, kèm theo là chảy nước mũi. Triệu chứng này xuất hiện là do vòm họng bị tác động đến các bộ phận khác trong hệ hô hấp.Từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus gây bệnh.
2.3. Nổi hạch
Những đối tượng mắc ung thư vòm họng chỉ nổi hạch tại vùng cổ. Khi sử dụng tay chạm vào 2 vị trí hạch ở dưới cằm có thể nhận thấy hạch nổi rõ ràng. Do đau họng dai dẳng nên hạch sẽ không tự mất đi mà phát triển to hơn khiến người bệnh có cảm giác đau và nhức.
Tìm hiểu thêm: Trồng răng có đau không và những điều cần biết
Triệu chứng ung thư vòm họng rất dễ nhầm với các bệnh lý hô hấp khác
3. Các chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Trong quá trình theo dõi bệnh, khi cơ thể có xuất hiện các triệu chứng ung thư vòm họng trên thì cần tiến hành thực hiện tầm soát ung thư sớm. Để điều trị và chẩn đoán được chính xác hơn, người bệnh cần cung cấp rõ các triệu chứng cho bác sĩ.
3.1. Thăm khám tai mũi họng
Bác sĩ thực hiện thăm khám từ vùng đầu đến vùng cổ để chẩn đoán có xuất hiện hạch không. Sau đó, bệnh nhân sẽ được thăm khám kỹ các bộ phận phía trong miệng như vòm họng, lưỡi.
3.2. Nội soi tai – mũi – họng
Nội soi tai mũi họng là kỳ thuật được dùng để phát hiện sớm các bệnh lý tai – mũi – họng. Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi chuyên dụng đưa ánh sáng vào để quan sát trong tai – mũi – họng. Phương pháp nội soi này được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh. Những hình ảnh được nội soi ghi lại giúp bác sĩ theo dõi và chẩn đoán bệnh một cách chính xác hơn.
Trước khi tiến hành nội soi, người bệnh sẽ được xịt thuốc làm co mạch ở vùng mũi khoảng 10 -15 phút. Nhờ vậy, người bệnh tạm thời không có cảm giác đau hay khó chịu khi đưa ống nội soi vào. Bệnh nhân ngồi tựa lưng vào ghế, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác đưa ống nội soi có gắn camera và kính chuyên dụng vào tai – mũi – họng để tiến hành qua sát.
3.3. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có thể xác định mức độ lây lan của ung thư vòm họng. Ngoài ra, chỉ số xét nghiệm EBV hoặc SCC đóng vai trò chỉ điểm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
– Xét nghiệm nồng độ kháng thể virus EBV trong máu: xét nghiệm này được thực hiện trước và sau khi điều trị giúp bác sĩ xác định hiệu quả quá trình điều trị ung thư vòm họng.
– Xét nghiệm SCC giúp xác định được nồng độ kháng nguyên ung thư tế bào vảy.
3.4. Sinh thiết
Phương pháp sinh thiết được thực hiện ngay trong quá trình nội soi vòm họng. Mẫu sinh thiết được nghiên cứu, phân tích nhằm cho ra kết quả chính xác hơn. Người thực hiện phương pháp này sẽ có khả năng lấy được mô tế bào ở vị trí tế bào ung thư đang phát triển mạnh.
4. Phòng ngừa ung thư vòm họng bằng cách nào?
Ung thư vòm họng nếu phát hiện và điều trị muộn sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Do vậy cần áp dụng sớm các biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Mọi người nên thực hiện nghiêm túc các cách phòng ngừa ung thư vòm họng sau:
4.1. Xây dựng lối sống lành mạnh
– Thiết lập chế độ ăn khoa học: nâng cao sức khỏe, thiết lập hàng rào hệ miễn dịch, phòng ngừa các tác nhân gây ung thư.
– Tăng cường rau xanh và trái cây: cà rốt, chuối, củ cải…trong chế độ ăn hàng ngày
– Hạn chế tối đa sử dụng các thực phẩm như dưa muối, cà muối…
– Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia và hút thuốc lá
– Thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.
4.2. Hạn chế sử dụng đồ nướng – đồ quá nóng
– Thực phẩm tươi sống sau khi nướng sẽ sinh ra các chất có khả năng gây bệnh ung thư.
– Sử dụng đồ quá nóng làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng gấp đôi bởi sức nóng sẽ làm tổn thương tế bào ở vòm họng, từ đó dễ phát sinh mầm mống gây ung thư
4.4. Tầm soát sức khỏe định kỳ
Tầm soát sức khỏe không chỉ giúp phát hiện ra nguy cơ mắc ung thư vòm họng và còn giúp phòng tránh các bệnh lý khác. Khi cơ thể có bất thường, bác sĩ sẽ có pháp đồ điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả.
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường vùng tai – mũi – họng như đau đầu kéo dài, chảy máu mũi, ù tai thì bạn nên đi khám chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Cho con bú khi mang thai có nguy hiểm không
Tầm soát ung thư giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời
Hiện sàng lọc ung thư được coi là phương pháp tốt nhất trong phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã và đang triển khai các gói tầm soát sức khỏe để người bệnh có thể chọn lựa gói phù hợp với mình. Ngoài ra, Thu cúc TCI còn có đội ngũ bác sĩ với trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán và có những tư vấn chính xác nhất cho người bệnh. Quá trình thăm khám được thiết kế khao học – khép kín giúp tiết kiệm tối đa thời gian. Bạn có thể liên hệ qua hotline để được vấn kỹ lưỡng về gói tầm soát ung thư vòm họng theo nhu cầu.
Mong qua bài viết trên đã giúp bạn nắm được các triệu chứng ung thư vòm họng ngay từ giai đoạn khởi phát để phát hiện bệnh kịp thời. Ngoài ra, giúp bạn có một địa chỉ y tế thăm khám thích hợp nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân, phòng tránh được những căn bệnh nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.