Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em và cách xử trí

Nhiều ba mẹ thấy con bị trào ngược dạ dày những không biết nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em là do đâu? Để hiểu hơn về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em, ba mẹ hãy tham khảo bài viết sau, để từ đó có biện pháp xử trí tốt nhất khi trẻ bị trào ngược dạ dày.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em và cách xử trí

Trào ngược dạ dày ở trẻ em được hiểu như thế nào?

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em và cách xử trí

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh chủ yếu do các nguyên nhân như hệ tiêu hóa kém, sai lầm trong cách chăm sóc trẻ,… (ảnh minh họa)

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng thức ăn từ dạ dày, trào ngược trở lại thực quản khiến trẻ nôn, trớ thức ăn ra ngoài. Trào ngược dạ dày ở trẻ có 2 loại là trào ngược dạ dày sinh lý và trào ngược dạ dày bệnh lý.

Nếu trào ngược sinh lý thường không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Thì trào ngược dạ dày bệnh lý nếu kéo dài có thể gây ra các biến chứng như trẻ bị suy dinh dưỡng, viêm thực quản và biến chứng lên đường hô hấp.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày sinh lý

Thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân có thể do trẻ ăn quá no hoặc cơ thể phản ứng với một loại thực phẩm nào đó.

Mẹ cho trẻ bú sai tư thế: Nhiều mẹ thường có thói quen vừa nằm vừa cho bé bú vào ban đêm. Tuy nhiên, ở tư thế này dạ dày sẽ nằm ngang nên khi sữa xuống đến dạ dày sẽ lại bị trào ngược lên miệng.

Trào ngược dạ dày bệnh lý

Thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do trẻ mắc phải một số dị tật bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày làm cho cơ co thắt thực quản dưới của trẻ yếu, từ đó đẩy thức ăn trào lên thực quản.

Một số trẻ bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tâm vị bẩm sinh… cũng có khả năng bị trào ngược dạ dày thực quản.

Các biểu hiện khi trẻ bị trào ngược dạ dày

Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản co thắt ở trẻ em và cách điều trị

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em và cách xử trí

Biểu hiện trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. (ảnh minh họa)

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: bỏ bú, quấy khóc nhiều, nôn, ho, khò khè thường xuyên, thậm chí trẻ còn cong lưng, uốn người để làm giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.
  • Trẻ lớn: buồn nôn, nôn, ợ nóng, cảm nhận được vị chua ở cổ họng, nóng rát phía sau xương ức, đôi khi đau bụng hoặc đau khi nuốt. Trẻ có thể gặp triệu chứng đau bụng vào ban đêm, làm trẻ thức giấc, đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày

Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em thường được thực hiện dựa trên các biểu hiện lâm sàng như nôn, trớ hay ọc sữa sau ăn, trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, chán ăn … như trên và thăm khám lâm sàng của bác sĩ. Nếu trẻ vẫn phát triển thể chất bình thường thì không cần chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng.

Trong trường hợp trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, thiếu máu hay có các biểu hiện ở đường hô hấp, bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết như siêu âm, xét nghiệm máu, đo pH thực quản, nội soi dạ dày, thực quản đối với trẻ lớn.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em và cách xử trí

>>>>>Xem thêm: Canxi, vitamin D và những hiểu lầm của mẹ về bệnh còi xương

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản, cách xử trí tốt nhất là hãy đưa con đi khám tại chuyên khoa uy tín, để được bác sĩ thăm khám và xác định đúng nguyên nhân, từ đó có biện pháp xử trí tốt nhất cho bé. (ảnh minh họa)

Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể tự khỏi nếu ba mẹ đưa bé đi thăm khám sớm và được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về chế độ ăn uống chăm sóc bé khoa học. Nếu việc cải thiện lối sống hay cách chăm sóc  trẻ không làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày ở bé, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số thuốc để điều trị nhằm làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày ở bé, giúp con ăn uống ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể có các tác dụng phụ như giảm hấp thu sắt và canxi, tăng cường nguy cơ nhiễm trùng hô hấp và tiêu hóa. Do đó ba mẹ không nên tùy ý sử dụng thuốc kể để cả các loại thuốc đông y để điều trị chứng trào ngược dạ dày cho trẻ. Cách xử trí tốt nhất là hãy đưa con đi khám tại chuyên khoa uy tín, để được bác sĩ thăm khám và xác định đúng nguyên nhân, từ đó có biện pháp xử trí tốt nhất cho bé.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi trong lĩnh vực Nhi khoa, với hơn 30 năm kinh nghiệm thăm khám, tư vấn tận tình, hạn chế kháng sinh cũng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, chăm sóc người bệnh chu đáo luôn là địa chỉ uy tín được nhiều bậc phụ huynh an tâm và tin tưởng.

Nếu bạn đang cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám sức khỏe cho bé tại Chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống y tế Thu Cúc, bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *