Phát hiện ung thư vú sớm thông qua dấu hiệu

Ung thư vú phổ biến ở nữ giới, nhưng nam giới cũng có thể mắc ung thư vú. Ung thư xảy ra khi các tế bào bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát. Tầm soát sức khỏe định kỳ có thể giúp bệnh nhân phát hiện ung thư vú sớm. 

Bạn đang đọc: Phát hiện ung thư vú sớm thông qua dấu hiệu

1. Ung thư vú bắt đầu từ đâu

Ung thư vú có thể bắt đầu từ các vị trí sau:

– Thùy là nơi tạo ra sữa mẹ. Ung thư bắt đầu từ vị trí này được gọi là ung thư tiểu thùy.

– Các ống dẫn sữa là những ống nhỏ đi ra từ các tiểu thùy và dẫn sữa đến núm vú. Đây là vị trí ung thư thường xuất hiện nhiều nhất. Ung thư bắt đầu ở đây được gọi là ung thư ống dẫn sữa.

– Núm vú là lỗ hở trên da nơi các ống dẫn sữa gặp nhau và tạo thành các ống dẫn lớn hơn để đưa sữa ra ngoài. Núm vú được bao quanh bởi lớp da dày sẫm màu hơn một chút. Một loại ung thư vú ít phổ biến được gọi là bệnh Paget vú có thể bắt đầu ở núm vú.

– Chất béo và mô liên kết bao quanh các ống dẫn và tiểu thùy, giúp giữ chúng ở đúng một vị trí. Một loại ung thư vú gọi là khối u phyllodes bắt đầu từ đây.

– Mạch máu và mạch bạch huyết cũng có ở mỗi bên bầu ngực. Angiosarcoma là loại ung thư vú bắt đầu trong lớp niêm mạc của các mạch này.

Một số ung thư bắt đầu ở các mô khác trong vú. Những bệnh ung thư này được gọi là bệnh sarcoma và u lympho. Chúng không thực sự được coi là ung thư vú.

Phát hiện ung thư vú sớm thông qua dấu hiệu

Các dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.

2. Ung thư vú lây lan như thế nào

Ung thư vú có thể lan ra khi các tế bào ung thư xâm nhập vào máu hoặc hệ thống bạch huyết, sau đó được đưa đến các bộ phận khác của cơ thể.

Hệ thống bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch cơ thể. Đó là mạng lưới các hạch bạch huyết (các tuyến nhỏ, có kích thước bằng hạt đậu), các ống dẫn hoặc mạch máu và các cơ quan hoạt động cùng nhau để thu thập và vận chuyển dịch bạch huyết trong suốt qua các mô cơ thể đến máu. Dịch bạch huyết trong suốt bên trong các mạch bạch huyết chứa các sản phẩm phụ của mô và chất thải, cũng như các tế bào hệ thống miễn dịch.

Các mạch bạch huyết mang dịch bạch huyết thoát ra khỏi vú. Nếu bị ung thư vú, các tế bào ung thư có thể xâm nhập vào các mạch bạch huyết đó và bắt đầu phát triển bên trong các hạch bạch huyết. Hầu hết các mạch bạch huyết đi qua:

– Hạch dưới cánh tay (hạch nách).

– Các hạch bạch huyết bên trong ngực gần xương ức (hạch bạch huyết bên trong vú).

– Các hạch bạch huyết xung quanh khu vực xương quai xanh.

Nếu các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết thì nhiều khả năng chúng đã di chuyển qua hệ thống bạch huyết và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ có tế bào ung thư trong hạch bạch huyết đều phát triển di căn. Một số người không có tế bào ung thư trong hạch bạch huyết vẫn có thể phát triển di căn.

Tìm hiểu thêm: Ăn gì và không nên ăn gì sau khi phẫu thuật dạ dày?

Phát hiện ung thư vú sớm thông qua dấu hiệu

Chị em nên tự quan sát trạng thái, hình dáng bầu ngực thường xuyên để kịp thời nhận ra các thay đổi bất thường.

3. Phát hiện ung thư vú thông qua dấu hiệu và triệu chứng

Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư vú là một cục hoặc khối u xuất hiện. Nếu sờ thấy một khối cứng, không đau, có các cạnh không đều thì nhiều khả năng đó là ung thư. Nhưng ung thư vú cũng có thể mềm, tròn hoặc thậm chí đau.

Có thể nhận biết ung thư thông qua các triệu chứng khác:

– Sưng toàn bộ hoặc một phần vú (ngay cả khi không sờ thấy khối u nào)

– Lúm da hoặc đôi khi trông giống như vỏ cam

– Đau vú hoặc đau núm vú

– Tụt núm vú

– Núm vú hoặc da vú tấy đỏ, khô, bong tróc hoặc dày lên

– Tiết dịch ở đầu ngực (không phải sữa mẹ)

Sưng hạch bạch huyết dưới cánh tay hoặc gần xương quai xanh. Đôi khi đây có thể là dấu hiệu của ung thư vú lan rộng, ngay cả trước khi khối u ban đầu ở vú đủ lớn để có thể sờ thấy.

Nhiều triệu chứng trong số này cũng có thể là u vú lành tính (không phải ung thư). Điều quan trọng là bạn cần bác sĩ có kinh nghiệm kiểm tra các khối u để có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị nếu cần.

Hãy nhớ rằng việc kiểm tra vú thường xuyên mới là quan trọng nhất. Chụp nhũ ảnh sàng lọc thường có thể giúp phát hiện ung thư, trước khi xuất hiện các triệu chứng. Phát hiện ung thư vú sớm giúp bạn có cơ hội điều trị thành công cao hơn.

4. Phát hiện ung thư vú sớm

4.1. Tầm soát sức khỏe để phát hiện ung thư vú sớm

Phát hiện ung thư vú và điều trị ung thư từ giai đoạn đầu là hai trong số những chiến lược quan trọng nhất để ngăn ngừa tử vong do ung thư vú. Ung thư vú được phát hiện sớm, khi nó còn chưa lan rộng, sẽ dễ dàng điều trị thành công hơn. Làm xét nghiệm sàng lọc thường xuyên là cách hiệu quả nhất để phát hiện sớm ung thư vú.

Mục đích của khám sàng lọc là tìm ra bệnh ở những người không có bất kỳ triệu chứng nào. Mục tiêu là phát hiện sớm trước khi nó gây ra triệu chứng. Ung thư vú được phát hiện trong quá trình khám sàng lọc làm giảm khả năng di căn.

Phát hiện ung thư vú sớm thông qua dấu hiệu

>>>>>Xem thêm: Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Phụ nữ nên bắt đầu tầm soát ung thư vú định kỳ từ sớm để phòng tránh bệnh.

4.2. Khuyến nghị tầm soát phát hiện ung thư vú sớm

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã đưa ra hướng dẫn tầm soát ung thư vú cho những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú trung bình. Người có nguy cơ trung bình là người không có tiền sử cá nhân mắc ung thư vú, tiền sử gia đình mắc ung thư vú hoặc không có đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Khuyến nghị được nêu như sau:

– Phụ nữ từ 40 – 44 tuổi: có thể bắt đầu sàng lọc bằng chụp Xquang tuyến vú hằng năm

– Phụ nữ từ 45 – 54 tuổi: nên chụp Xquang tuyến vú hằng năm

– Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên: chuyển sang chụp Xquang tuyến vú 2 năm/lần hoặc có thể chụp hằng năm. Việc sàng lọc nên tiếp tục miễn là người đó có sức khỏe tốt và dự kiến sẽ sống thêm ít nhất 10 năm nữa.

Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã có các gói khám sức khỏe tầm soát phát hiện sớm ung thư vú. Gói khám được xây dựng bởi các bác sĩ đầu ngành và được hỗ trợ chẩn đoán bởi hệ thống máy móc y tế cao cấp.

Để đăng ký khám tầm soát tại Thu Cúc TCI, khách hàng vui lòng liên hệ số tổng đài. TCI không thu phí tư vấn và hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *