Trước khi thực hiện tiêm chủng thủy đậu, chúng ta cần lưu ý tới các phản ứng sau khi tiêm vắc xin thủy đậu để có sự chuẩn bị tốt nhất cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu xem các phản ứng thường xảy ra là gì, cách xử lý với những phản ứng này là gì,…
Bạn đang đọc: Các phản ứng sau khi tiêm vắc xin thủy đậu
1. Định nghĩa bệnh thủy đậu và việc tiêm vắc xin phòng thủy đậu
1.1. Định nghĩa bệnh lý thủy đậu
Thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ – là loại bệnh có khả năng rất nhanh chóng. Bệnh thủy đậu xảy ra do sự tấn công của virus Varicella zoster. Thủy đậu không phân biệt lứa tuổi mà có thể xảy ra với bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt là với trẻ em, trẻ nhỏ. Bệnh lý thủy đậu cũng có xu hướng hoạt động mạnh mẽ vào khoảng thời gian đông – xuân. Lúc này thời tiết giao mùa dễ tạo điều kiện, môi trường cho virus phát triển, lây lan.
Thông thường, bệnh thủy đậu sẽ có thời gian ủ bệnh rơi vào khoảng 10 đến 14 ngày trước khi chúng chính thức phát bệnh. Khi đã phát bệnh, thủy đậu sẽ gây ra các nốt phát ban có độ phồng rộp, có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đi kèm với mệt mỏi và sốt. Đối với những đối tượng có sức đề kháng kém hay trẻ nhỏ, bệnh thủy đậu có khả năng gây ra những ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm: viêm màng não, viêm tai giữa, zona thần kinh, dị tật sau sinh (nếu như mẹ bị thủy đậu trong thời gian mang thai),…
Thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ – là loại bệnh có khả năng rất nhanh chóng
1.2. Tại sao cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu?
Bệnh thủy đậu là một loại bệnh rất dễ lây lan từ người sang người. Trong trường hợp người mang virus thủy đậu có sự tiếp xúc gần hay hắt xì hơi, ho, chảy nước mũi thì sẽ đem các mầm bệnh bắn ra ngoài không khí. Từ đó, người không mắc bệnh sẽ hít phải và trở thành nhiễm bệnh. Mặc dù virus thủy đậu khi ở bên ngoài không khí chỉ có thể sống được vài ngày, tuy nhiên nếu có sự tiếp xúc, bị dính dịch tiết ở các nốt phỏng rộp thì vẫn có thể bị lây bệnh bình thường. Ngoài ra, thủy đậu còn có khả năng lây lan qua việc dùng chung các đồ vật, đồ dùng sinh hoạt đã dính virus. Mẹ bầu trong thời gian mang thai mà mắc bệnh thủy đậu thì cũng sẽ lây truyền qua thai nhi hoặc sau khi sinh.
Bởi vậy, việc tiêm đầy đủ vắc xin thủy đậu theo phác đồ là việc làm vô cùng cần thiết và được chứng minh là đem lại hiệu quả bảo vệ con người khỏi mắc bệnh. Nhất là với đối tượng trẻ em có đề kháng kém, cha mẹ cần chú ý đưa con đi tiêm chủng đúng lịch của bác sĩ chỉ định.
2. Vắc xin thủy đậu và các phản ứng phụ có thể xảy ra
2.1 Các phản ứng sau khi tiêm chủng vắc xin thủy đậu là gì?
Bất cứ loại vắc xin nào cũng có thể gây ra những phản ứng, tác dụng phụ không mong muốn. Điều này phụ thuộc vào cơ địa cũng như sức khỏe của từng người, đặc biệt là trẻ em. Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc xin thủy đậu đó là:
– Hiện tượng sốt: là một trong những phản ứng hay xảy ra nhất sau khi tiêm chủng vắc xin. Đây là biểu hiện của việc cơ thể đang đáp ứng với vắc xin. Thông thường, hiện tượng sốt sẽ là những cơn sốt nhẹ, và sẽ tự thuyên giảm và biến mất sau một vài ngày từ ngày tiêm chủng.
– Hiện tượng chai cứng, sưng, đỏ, đau tại vị trí tiêm chủng: đây cũng là hiện tượng hay xảy ra, và có thể tự hết sau một vài ngày.
– Sau khi tiêm thủy đậu, có thể sẽ bị phát ban, mệt mỏi, buồn ngủ, buồn nôn, tiêu chảy,…
Đa số những hiện tượng kể trên đều có thể tự hết. Tuy nhiên, cần theo dõi sát sao sức khỏe sau tiêm chủng, đặc biệt là với đối tượng trẻ em – người có sức đề kháng yếu. Nếu có bất cứ dấu hiệu lạ nào, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được xử lý.
2.2. Những đối tượng nào không nên tiêm hoặc tạm hoãn tiêm vắc xin thủy đậu?
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách hạ sốt sau khi tiêm vắc xin phòng cúm mùa
Hiện tượng sốt là một trong những phản ứng hay xảy ra nhất sau khi tiêm chủng vắc xin thủy đậu
Trước khi tiêm chủng vắc xin thủy đậu, chúng ta cần phải chú ý tới một số trường hợp nên tạm dừng tiêm chủng hoặc chống chỉ định tiêm chủng như sau:
– Người đang có vấn đề về sức khỏe: bị ốm, bị sốt, ho, dị ứng, phát ban,…Lúc này, nên hoãn việc tiêm chủng vào thời gian khác khi sức khỏe đã ổn định trở lại.
– Những người mắc các bệnh cấp tính, mãn tính cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện tiêm chủng vắc xin thủy đậu.
– Người đang mắc bệnh liên quan tới bạch cầu, suy giảm hệ miễn dịch cũng không nên tiêm vắc xin thủy đậu.
– Nếu có tiền sử bị dị ứng với một trong số các thành phần trong vắc xin thủy đậu thì cũng không nên tiêm chủng vắc xin này.
– Tiêm vắc xin kết hợp sởi, quai bị, rubella nhưng chưa đủ thời gian 1 tháng thì cũng chưa nên tiêm vắc xin thủy đậu.
3. Những điều cần tránh làm sau khi tiêm chủng vắc xin thủy đậu
>>>>>Xem thêm: Số mũi tiêm vắc xin HPV và đối tượng nên tiêm
Lựa chọn địa chỉ tiêm chủng tin cậy, có bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
Sau khi tiêm chủng vắc xin xong, chúng ta cần lưu ý một số điều sau để tránh ảnh hưởng tới vùng tiêm và sức khỏe:
– Không nên tự ý bôi, chườm, đắp, tác động mạnh vào khu vực tiêm chủng.
– Nếu có hiện tượng căng tức, đau rát, sưng đỏ tại vị trí tiêm thì cũng không nên chườm đắp lên vị trí đó.
– Sau khi tiêm thủy đậu, không nên tiêm thêm các loại vắc xin khác. Nên chờ sau khi tiêm thủy đậu 1 tháng mới nên sử dụng loại vắc xin tiếp theo.
– Cần thông báo về tình trạng sức khỏe, cũng như tiền sử bệnh lý, tiền sử tiêm chủng trước đó của mình cho bác sĩ để nhận được tư vấn và chỉ định phù hợp nhất.
– Theo dõi sức khỏe sau tiêm, nếu xảy ra bất cứ bất thường nào nên lập tức đi tới bệnh viện thăm khám.
– Lựa chọn địa chỉ tiêm chủng tin cậy, có bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
– Chủ động đi tiêm chủng vắc xin theo lịch hoặc theo chỉ định của bác sĩ để nâng cao hiệu quả phòng ngừa bệnh.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mọi người, đặc biệt là các cha mẹ có thêm hiểu biết về mũi vắc xin phòng bệnh thủy đậu, cũng như một số lưu ý trước khi tiêm chủng thủy đậu cho trẻ cũng như cho bản thân. Nếu cha mẹ có bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi giải đáp, vui lòng liên hệ tới phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.