Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh lý rất phổ biến, số lượng trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính phải nhập viện ngày càng ra tăng, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Một trong những nguyên nhân ít người nghĩ đến đó là do môi trường không khí bị ô nhiễm. Theo đánh giá của các chuyên gia về hô hấp cho biết bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em tăng cao như hiện nay là do môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm. Các khói bụi độc hại tạo nhiều cơ hôi thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp phát triển và lây lan mạnh, chúng đang “bào mòn” dần sức khỏe của trẻ em hàng ngày, hàng giờ. Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 600.000 trường hợp trẻ em bị tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí. Đây là một con số đáng báo động trên phạm vi toàn cầu.
Bạn đang đọc: Chi tiết bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là gì?
Mô tả đường hô hấp trên và dưới ở trẻ. (ảnh minh họa)
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là một bệnh gây ra bởi nhiễm trùng cấp tính, liên quan đến đường hô hấp trên gồm mũi, xoang, hầu, họng và đường hô hấp dưới gồm khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi.
Bệnh thường có biều hiện ho không quá 30 ngày và rất dễ tái phát trở lại. Ước tính một em bé dưới 5 tuổi có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 5-8 lần/năm.
Nếu được chăm sóc tốt, đa số trẻ có thể tự khỏi sau 10-14 ngày. Tuy nhiên có đến 20-25% trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sẽ biến chứng sang viêm phổi, khi đó cần điều trị bằng kháng sinh thích hợp để tránh biến chứng và tử vong. Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 4.300 trẻ tử vong do viêm phổi mỗi ngày, cứ 20 giây thì có một trẻ tử vong do viêm phổi.
Nhiễm khuấn đường hô hấp gồm hai loại:
– Viêm đường hô hấp trên gồm: viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm xoang, viêm VA, viêm amidan,…
– Viêm đường hô hấp dưới gồm: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản,…
Biểu hiện bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
Triệu chứng thường gặp nhất của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là bé bị ho. Ho dưới 30 ngày, có thể kèm theo sốt hoặc không. Ngoài ra còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè,… Nhiễm khuẩn đường hô hấp nói chung và các bệnh lý viêm đường hô hấp nói riêng thường có các biểu hiện tương tự nhau rất khó phân biệt. Vì vậy không tránh khỏi các trường hợp ba mẹ vì nghĩ con chỉ bị viêm phế quản nhẹ nhưng khi đưa bé đến viện mới phát hiện là đã con bị viêm phổi.
Tìm hiểu thêm: Khi nào cần dùng kháng sinh điều trị viêm họng cho trẻ?
Trẻ bị viêm phổi thường có biểu hiện khó thở, khò khè, thở nhanh. (ảnh minh họa)
Biểu hiện bệnh viêm phổi ở trẻ em
Bệnh nguy hiểm và có thể để lại biến chứng nhanh nhất của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ là bệnh viêm phổi. Một dấu hiệu để nhận biết sớm trẻ có đang bị viêm phổi hay không là căn cứ vào nhịp thở của con.
- Trẻ dưới 2 tháng: thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần /phút trở lên.
- Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng: thở nhanh khi từ 50 lần /phút trở lên.
- Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi: thở nhanh khi từ 40 lần /phút trở lên.
Khi bị viêm phổi nhịp thở của bé sẽ nhanh hơn bình thường, khi đó ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sơ y tế uy tín có chuyên khoa Nhi để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm cho con. Khi trẻ có các dấu hiệu sau đây, tức là bệnh viêm phổi của con đã ở giai đoạn nặng, ba mẹ cần mau chóng đưa bé đến viện ngay tránh gây biến chứng nguy hiểm nhất đối với trẻ.
- Tím tái
- Bỏ bú hoặc bú kém (trẻ dưới 2 tháng tuổi), không uống được (trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi)
- Co giật
- Ngủ li bì, khó đánh thức
- Thở có tiếng rít
- Suy dinh dưỡng nặng.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
Có 2 nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là do nhiễm virus và vi khuẩn.
– Virus: chiếm tới 60-70% các trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, các loại virus chủ yếu là virus hợp bào (RSV), virus cúm,…
– Vi khuẩn: gồm phế cầu khuẩn, tụ cầu, liên cầu, E.coli,…
Trong đó một yếu tố nguy cơ làm cho trẻ dễ nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp cấp tính là môi trường sống bị ô nhiễm.
>>>>>Xem thêm: Vì sao dịch vụ khám bệnh tại nhà cho trẻ em được quan tâm?
Ô nhiễm môi trường làm ra tăng bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ. (ảnh minh họa)
- Khi môi trường không khí bị ô nhiễm, các khói bụi, chất thải sẽ tạo điều kiện thuận lợi đưa nguồn bệnh lây lan và phát triển nhanh, chúng là tiền đề để các loại virus, vi khuẩn “hoành hành” và gây bệnh cho trẻ.
- Ngoài môi trường không khí, môi trường sống như nguồn nước, phòng ở, các vật dụng trẻ chơi hàng ngày nếu bị ô nhiễm cũng tiềm ẩn nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ.
Hiện nay môi trường không khí tại Việt Nam nói chung và toàn cầu nói riêng, đang bị ô nhiễm nặng nề do khí thải từ các nhà máy công nghiệp, các phương tiện giao thông, ý thức của con người về việc bảo vệ môi trường chưa tốt. Điều này khiến số lượng người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ngày càng tăng lên.
Phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
- Bảo đảm cho trẻ được bú sữa mẹ, bú sớm ngay sau đẻ, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 2 năm (nếu có thể).
- Ăn bổ sung hợp lý, thức ăn bổ sung có đủ 4 nhóm thực phẩm (ngũ cốc + đạm động vật hoặc đậu đỗ + dầu mỡ + rau quả).
- Giữ ấm cho trẻ nhất là mùa lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh khói thuốc lá, than bụi trong nhà.
- Khi trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi, cần cách ly để không lây nhiễm sang trẻ.
- Vệ sinh môi trường sống cho trẻ sạch sẽ, cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Tiêm chủng đầy đủ đúng lịch, đặc biệt là hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ cho bé.
- Theo dõi, chăm sóc và đưa con đi thăm khám sớm với bác sĩ khi trẻ có các dấu hiệu bất thường về đường hô hấp.
Ba mẹ cần chú ý theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em đặc biệt dấu hiệu viêm phổi, để đưa trẻ đi thăm khám với bác sĩ sớm và con được điều trị tốt nhất.
Nếu cần tư vấn về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Hệ thống y tế Thu Cúc, bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.