Kiểm tra tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh hết sức nguy hiểm bởi nó có thể lấy đi mạng sống con người. Để giúp hạn chế và phát hiện bệnh sớm thì việc tầm soát ung thư phổi là hết sức cần thiết. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xem việc kiểm tra tầm soát ung thư phổi bằng cách nào nhé.

Bạn đang đọc: Kiểm tra tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

1. Khái quát về ung thư phổi và tầm quan trọng của tầm soát bệnh

1.1. Thế nào là tầm soát sàng lọc bệnh ung thư phổi?

Ung thư phổi là căn bệnh gây đe dọa tới tính mạng của con người. Bệnh lý này rất ít biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn ban đầu. Đa số các trường hợp chẩn đoán và phát hiện muộn đều dẫn tới tử vong. Vì thế, nếu phát hiện bệnh sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh sẽ rơi vào khoảng 50 – 70%. Còn nếu phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn quá muộn thì khả năng điều trị sẽ vô cùng thấp, tỷ lệ sống chỉ còn khoảng 4%.

Để phát hiện sớm và chữa trị bệnh kịp thời thì việc tiến hành tầm soát ung thư là phương pháp hữu hiệu được nhiều người lựa chọn hiện nay. Tầm soát ung thư phổi là chẩn đoán và phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu ngay khi bệnh chưa có triệu chứng hoặc chẩn đoán từ trước đây. Khi thực hiện tầm soát sàng lọc bệnh ung thư phổi, các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp thăm khám với bệnh nhân nhằm phát hiện những tế bào bất thường.

Kiểm tra tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Tầm soát ung thư phổi đóng vai trò quan trọng hiện nay

1.2. Tại sao nên thực hiện tầm soát sàng lọc bệnh ung thư phổi?

Ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ người tử vong cao thứ 2 tại nước ta, chỉ sau bệnh ung thư vú. Mặc dù nền y học phát triển tuy nhiên nếu chúng ta phát hiện bệnh khi đã quá muộn thì tỷ lệ sống sót của người bệnh sẽ rất thấp. Do đó, tầm soát sàng lọc bệnh ung thư phổi sẽ giúp gia tăng khả năng điều trị bệnh và giảm thiểu tỷ lệ tử vong cho người mắc bệnh.

Đặc biệt, một số đối tượng dưới đây nên chú trọng tầm soát bệnh ung thư phổi:

– Những người ở độ tuổi từ 40 – 75 tuổi (đây là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao).

– Người có độ tuổi dưới 40 và có tiền sử người thân đã bị mắc bệnh ung thư phổi.

– Người nghiện hút thuốc lá và đang có triệu chứng nghi ngờ ung thư phổi như: bị ho dai dẳng, khó thở, hay bị đau ngực,…

2. Kiểm tra tầm soát ung thư phổi như thế nào? Cần lưu ý gì?

2.1. Một số phương pháp thường gặp trong kiểm tra tầm soát ung thư phổi

Khám lâm sàng

Đây là bước khám mà bạn sẽ gặp để trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Nội. Tại bước khám này, bạn sẽ được bác sĩ hỏi han về:

– Những dấu hiệu bất thường của cơ thể gần đây.

– Tiền sử bệnh lý gặp phải.

– Những yếu tố có liên quan đến di truyền.

– Đặc thù nghề nghiệp xem có liên quan tới nguy cơ mắc ung thư phổi hay không…

srcXét nghiệm máu chỉ điểm khối u

Xét nghiệm máu là phương pháp sàng lọc ung thư đóng vai trò quan trọng. Một số chất chỉ điểm khối u điển hình trong sàng lọc bệnh lý ung thư phổi đó là:

– Chỉ số SCC

– Chỉ số CEA

– Chỉ số Cyfra 21-1

– Chỉ số Pro –GRP

– Chỉ số NSE

Tuy xét nghiệm là phương pháp quan trọng nhưng không thể giúp khẳng định chắc chắn rằng liệu bạn có mắc ung thư phổi hay không. Do đó, bạn cần thực hiện thêm một số phương pháp khác để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh được chính xác.

Tìm hiểu thêm: Sản dịch sau sinh có mùi hôi

Kiểm tra tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Xét nghiệm là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay trong tầm soát ung thư phổi

srcKỹ thuật chụp X – quang phổi

Đây là một trong những phương pháp tầm soát ung thư phổi phổ biến hiện nay. Chụp X-quang phổi mang đến những ưu điểm như: Thời gian thực hiện nhanh chóng; giúp quan sát hình ảnh lồng ngực, tim, phổi, mạch máu,… để làm cơ sở chẩn đoán; giúp nhìn thấy các tổn thương lớn ở phổi.

srcKỹ thuật chụp cắt lớp vi tính CT phổi

Chụp cắt lớp vi tính (còn gọi chụp CT) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến hiện nay. Kỹ thuật này sử dụng hệ thống máy chụp CT có phát ra những chùm tia X quét qua phổi. Từ đó mang lại những hình ảnh 2D, 3D qua màn hình máy tính nhằm xác định tình trạng phổi của bệnh nhân. Dựa vào những hình ảnh thu được này, bác sĩ sẽ biết được chính xác về số lượng, vị trí, mức độ tổn thương phổi, dù là nhỏ nhất.

So với kỹ thuật chụp X – quang phổi, kỹ thuật chụp CT phổi sẽ có khả năng xác định được những đám mờ ở phổi. Đặc biệt, kỹ thuật này còn có thể dùng thuốc cản quang nếu bác sĩ cần làm rõ hơn các hình ảnh thu được của người bệnh.

srcPhương pháp sinh thiết

Sau kết quả của những phương pháp trên, trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ nguy cơ người bệnh mắc ung thư phổi thì việc chỉ định thực hiện sinh thiết là cần thiết để giúp khẳng định người bệnh có bị mắc ung thư hay. Sinh thiết phổi là quá trình thực hiện lấy mẫu ở mô phổi, sau đó tiến hành mang đi kiểm tra, phân tích xem có sự xuất hiện của tế bào ung thư hay không

2.2. Một số lưu ý khi kiểm tra tầm soát ung thư phổi

Trước khi thực hiện tầm soát sàng lọc bệnh ung thư phổi bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

– Nhịn ăn trước khi đi tầm soát để thực hiện một số xét nghiệm nhằm đảm bảo có được kết quả chính xác.

– Nên tìm hiểu về quy trình thực hiện tầm soát ung thư phổi để hiểu thêm về phương pháp này và tránh gặp phải những bỡ ngỡ ban đầu.

– Hãy lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, chất lượng và được đông đảo người dân tin chọn để thực hiện.

Kiểm tra tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm sàng lọc và những dị tật thai nhi có thể mắc phải

Bạn hãy lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để thăm khám

Nếu bạn đang phân vân lựa chọn giữa hàng trăm cơ sở y tế thì hãy đến ngay với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế, TCI cam kết mang lại sự hài lòng cho người dân. Đăng ký tầm soát ung thư tại TCI, bạn sẽ được thực hiện tầm soát bệnh ung thư phổi bài bản, khoa học với quy trình khép kín và được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, giỏi chuyên môn. Tại đây cũng chú trọng đầu tư hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại, giúp mang đến kết quả một cách nhanh chóng – chính xác. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc tầm soát ung thư phổi. Đừng quên thực hiện thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *