Viêm nha chu là một bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu chủ quan không điều trị sớm thì có thể dẫn đến hiện tượng mất răng. Vậy có những cách chữa viêm nha chu răng nào?
Bạn đang đọc: Các cách chữa viêm nha chu răng theo tình trạng bệnh
1. Viêm nha chu là bệnh gì?
Viêm nha chu là tình trạng các tổ chức quanh răng bị viêm nhiễm, dẫn đến cấu trúc nâng đỡ răng bị ảnh hưởng và răng mất liên kết với tổ chức này. Bệnh lý này ban đầu chỉ ảnh hưởng đến mô mềm – nướu răng nhưng sau đó có thể ảnh hưởng đến cả xương ổ răng (một bộ phận có vai trò quan trọng trong việc giữ răng).
Bệnh nha chu ban đầu sẽ ở dạng viêm lợi, nhưng nếu không điều trị sớm thì sẽ diễn tiến sang viêm nha chu
2. Bệnh lý viêm nha chu răng có biểu hiện gì?
Khi mắc viêm nha chu, người bệnh sẽ có những biểu hiện như:
– Nướu bị tấy đỏ, sưng và rất dễ chảy máu dù là va chạm nhẹ.
– Nướu bị tụt ra khỏi răng.
– Hơi thở có mùi.
– Giữa răng và nướu hình thành túi mủ.
– Răng lung lay, di lệch và có cảm giác đau, khó nhai.
– Khi ấn vào túi lợi sẽ thấy dịch hoặc mủ chảy ra.
3. Viêm nha chu răng là do đâu?
Nguyên nhân chính gây ra viêm nha chu là do vệ sinh răng miệng kém hoặc không đúng cách dẫn đến mảng bám tồn đọng và không được làm sạch. Ban đầu bệnh sẽ ở mức độ “viêm lợi”. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm thì bệnh sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Khi bệnh đã diễn tiến sang viêm nha chu thì tỷ lệ bị mất răng rất cao.
4. Cách chữa viêm nha chu răng
4.1 Điều trị khẩn cấp
– Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị khẩn cấp nếu như ở vùng nướu lợi hay niêm mạc có ổ mủ (áp xe). Lúc này, niêm mạc của bệnh nhân bị sưng đỏ, có thể đau nhiều hoặc ít. Ổ mủ này có thể khỏi tạm thời khi người bệnh tự dùng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm nhưng bệnh không được điều trị dứt điểm, thỉnh thoảng sẽ bộc phát cơn cấp tính và tái diễn theo chu kỳ.
Tìm hiểu thêm: Tẩy trắng răng bằng laser có hiệu quả không? Ở đâu tẩy trắng răng tốt?
Khi vùng nướu lợi hay niêm mạc có ổ mủ (áp xe) thì bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị khẩn cấp
4.2 Điều trị không phẫu thuật
Tuỳ vào mức độ viêm nha chu bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp như:
– Trám răng hay phục hình răng không đúng kỹ thuật.
– Thực hiện đánh giá và chỉ định răng cần nhổ.
– Dùng thủ thuật cố định răng (nếu răng lung lay).
– Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết).
– Tiến hành cạo cao răng hay xử lý mất gốc răng.
– Thực hiện chấm thuốc sát khuẩn hay chống viêm.
4.3 Điều trị phẫu thuật
Trường hợp đã áp dụng những biện pháp điều trị ở trên nhưng không hiệu quả và bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu
Giúp giảm được độ sâu của túi nha chu, tạo điều kiện cho việc vệ sinh sạch sẽ mảng bám của vi khuẩn trên răng.
Phẫu thuật tái tạo
Khi phần xương và nha chu bị phá huỷ sẽ tạo thành túi nha chu ở quanh răng. Khi các túi nha chu này phát triển ngày càng sâu, chứa nhiều vi khuẩn và tiêu huỷ thêm xương và mô nha chu sẽ làm cho răng bị lung lay nhiều. Sau phẫu thuật, xương và mô nha chu có thể tái tạo lại.
Phẫu thuật ghép mô mềm
Khi bị viêm nha chu nặng thì lợi sẽ bị tụt dẫn đến chân răng bộc lộ ra. Phẫu thuật ghép mô mềm được chỉ định thực hiện để phục hồi hư hại và ngăn chặn sự tụt lợi tiếp tục diễn ra. Kiểu phẫu thuật này có thể thực hiện ở một hoặc nhiều răng, giúp cho đường viền lợi được hài hoà và tình trạng ê buốt răng được cải thiện rõ.
>>>>>Xem thêm: “Trồng răng không đáng sợ như tôi nghĩ”
Phẫu thuật ghép mô mềm có thể thực hiện cho một hoặc nhiều răng, giúp cho viền lợi được hài hoà
Điều trị duy trì
Sau khi đã điều trị, người bệnh vẫn cần được kiểm tra, thăm khám định kỳ cũng như áp dụng điều trị duy trì để giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, việc thăm khám tối thiểu 6 tháng/lần còn giúp kiểm tra sức khoẻ răng miệng tổng thể và kịp thời điều trị nếu có bệnh lý.
Hy vọng rằng, bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về chủ đề “cách chữa viêm nha chu răng“. Để điều trị hiệu quả và không xảy ra biến chứng, bạn hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.