Đau xương chậu bên trái khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Chào bác sĩ. Vợ tôi đang mang thai ở tuần 34. Dạo gần đây thường hay đau xương chậu phía bên trái. Xin bác sĩ tư vấn giúp đau xương chậu bên trái khi mang thai có ảnh hưởng gì tới em bé không? Chữa trị bằng cách nào? Minh Trí (Ba Đình, Hà Nội)

Bạn đang đọc: Đau xương chậu bên trái khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Trả lời

Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Hệ thống Y tế Thu Cúc. Với thắc mắc của anh, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Bất kỳ thai phụ nào cũng mong muốn có 1 thai kỳ an toàn và sinh con khỏe mạnh. Thế nhưng nhiều chị em gặp phải tình trạng đau xương chậu trong thời gian mang thai. Có trường hợp đau xương chậu trái, có trường hợp đau xương chậu bên phải, cũng có người bị đau cả 2 bên xương chậu.

Đau xương chậu bên trái khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Nhiều mẹ bầu hay gặp tình trạng đau xương chậu bên trái khi mang thai

Mức độ đau xương chậu có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa từng người, thói quen sinh hoạt, làm việc và vận động hàng ngày. Đau xương chậu khi mang thai có thể đau ở phía trước, phía sau hoặc lan xuống hông, đùi…

Đau xương chậu bên trái khi mang thai có nguy hiểm không?

Thông thường, đau xương chậu khi mang thai dù bên trái hay bên phải đều không gây nguy hiểm tới tính mạng của bé, của mẹ. Tình trạng này có thể kéo dài 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối thậm chí trong suốt thời gian mang thai và sau sinh. Đau xương chậu bên trái khi mang thai sẽ khiến vợ bạn bị đau nhức, khó chịu ở bên trái, khả năng vận động, cúi người, sinh hoạt, đi lại sẽ gặp cản trở.

Đau xương chậu bên trái chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu chứ hoàn toàn không gây nguy hiểm cho bé. Do đó vợ chồng bạn hoàn toàn yên tâm khi gặp phải tình trạng này.

Vợ bạn bị đau xương chậu ở tuần 34, đây là giai đoạn cuối của quá trình mang thai. Lý do gây đau thường là do thai nhi phát triển to dần, chèn ép vào dây chằng vùng chậu, tăng áp lực lên khung xương chậu gây đau.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau xương chậu bên trái khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Đau xương chậu khi mang thai không gây ảnh hưởng tới thai nhi

Một lý do nữa gây đau xương chậu ở thời điểm này có thể là vợ bạn đang bị thiếu canxi. Việc thiếu hụt canxi trong cơ thể sẽ khiến xương khớp yếu, dễ đau mỏi.

Ngoài đau xương chậu bên trái khi mang thai, vợ bạn còn có thể gặp phải cơn đau tức ở xương mu hoặc đau thắt lưng, đau cột sống…

Điều trị đau xương chậu bên trái khi mang thai như thế nào?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường không nên sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị khi có chỉ định trực tiếp của bác sĩ. Với đau xương chậu bên trái cũng vậy, mẹ bầu không nên dùng thuốc giảm đau. Thay vào đó là áp dụng các biện pháp tự nhiên giúp giảm dần cơn đau nhức vùng xương chậu.

Các biện pháp khắc phục đau xương chậu bên trái gồm:

Chườm nóng

Mẹ bầu nên sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm ấm và đắp lên vùng bị đau có thể giúp thư giãn, thoải mái vị trí đau, giảm đau nhức.

Massage

Biện pháp này có thể giảm dần tình trạng nhức mỏi ở vị trí đau. Mẹ bầu có thể tự massage hoặc nhờ người thân hỗ trợ.

Bổ sung canxi

Việc thiếu hụt canxi trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây đau xương chậu. Vì thế mẹ bầu nên ăn những thực phẩm giàu canxi hoặc uống viên bổ sung canxi.

Đau xương chậu bên trái khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

>>>>>Xem thêm: Thoái hóa cột sống thắt lưng hay gặp ở đối tượng nào?

Mẹ bầu cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin tốt cho cơ thể

Sử dụng đai hỗ trợ, tránh đi lại hoặc đứng lâu

Có nhiều loại đai hỗ trợ giúp nâng đỡ bụng bầu mà mẹ có thể sử dụng. Tránh đi lại, đứng quá lâu hoặc nằm nghiêng lâu bên trái

Xương chậu bên trái đang bị đau nhức nên mẹ bầu cần thay đổi tư thế nằm, đồng thời tránh đứng quá lâu, đi lại quá nhiều sẽ khiến tình trạng đau nhức xương chậu nặng nề hơn.

Ngoài việc áp dụng những biện pháp giảm đau xương chậu tại nhà, mẹ bầu cũng cần theo dõi thai kỳ đều đặn và theo dõi cơ thể. Nếu tình trạng đau kéo dài và kèm theo các biểu hiện bất thường khác thì cần đi khám ngay để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *