Niềng răng là một phương pháp thẩm mỹ hiệu quả lâu dài và được nhiều khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi quyết định thực hiện, nhiều người thường thắc mắc “Niềng răng có đau không?”
Bạn đang đọc: Niềng răng có đau không? Đau ở giai đoạn nào?
1. Niềng răng là phương pháp gì?
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha để khắc phục các khuyết điểm của răng như hô, móm, sai khớp cắn, mọc chen chúc…. Phương pháp này không chỉ loại bỏ được những bệnh lý răng miệng tiềm ẩn, đảm bảo cho sức khỏe của cơ thể mà còn mang đến tính thẩm mỹ cao và giúp người bệnh tự tin hơn.
Hiện nay, với sự phát triển của y khoa hiện đại, có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau như:
– Niềng răng bằng mắc cài làm bằng kim loại.
– Niềng răng bằng mắc cài sứ.
– Niềng răng bằng mắc cài có nắp tự động.
– Niềng răng bằng mắc cài gắn mặt trong.
– Niềng răng trong suốt Invisalign.
Niềng răng Invisalign là phương pháp được ưa chuộng hiện nay với tính thẩm mỹ và tính tiện lợi cao
2. Niềng răng có đau không?
Để niềng răng hoàn chỉnh sẽ mất trung bình từ 1.5 – 2 năm. Trong khoảng thời gian này, sẽ có những lúc bệnh nhân có cảm giác đau, hơi ê nhức như:
2.1 Khi tách kẽ răng
Đây là giai đoạn đầu khi bác sĩ chuẩn bị gắn mắc cài. Việc tách kẽ này giúp tạo ra khoảng trống giúp răng di chuyển. Trong quá trình này, bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng, cộm lên khó chịu hoặc thậm chí bị đau khi ăn nhai. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì cảm giác này sẽ hết dần và chấm dứt khi đã đeo niềng quen.
2.2 Một tuần sau gắn mắc cài
Sau khi gắn mắc cài khoảng 1 tuần, bạn sẽ có cảm giác chưa quen và hơi đau nhức vì răng di chuyển. Tuỳ vào cơ địa của từng người mà cảm giác đau nhức sẽ diễn ra khác nhau. Có nhiều trường hợp không hề có cảm giác này.
2.3 Khi nhổ răng
Trong một số trường hợp, để tạo ra khoảng trống cho răng di chuyển thì bác sĩ cần phải nhổ răng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp nhổ răng hiện đại, giúp hạn chế tối đa việc chảy máu, đau nhức hay biến chứng. Nổi bật trong số đó là công nghệ nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome.
Tìm hiểu thêm: Hôi miệng chảy máu chân răng: Nguyên nhân và điều trị
Phương pháp Piezotome sử dụng sóng siêu âm cao tần để nhẹ nhàng bóc tách nướu và lấy răng ra, giúp hạn chế được khả năng gây đau, chảy máu hay biến chứng
2.4 Những lần siết răng định kỳ
Trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để kiểm tra mức độ di chuyển của răng và kịp thời điều chỉnh nếu có bất thường. Bên cạnh đó, trong một số lần tái khám, bác sĩ sẽ tiến hành siết răng để răng di chuyển theo đúng lộ trình được đặt ra. Việc này sẽ khiến cho bạn có cảm giác ê nhức và hơi căng tức. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu này sẽ diễn ra trong khoảng 2 ngày đầu thôi.
3. Khi niềng răng cần quan tâm đến yếu tố nào?
3.1 Cơ sở y tế uy tín lựa chọn
Niềng răng không phải là một thủ thuật phức tạp, tuy nhiên bạn cần lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín thực hiện để đạt hiệu quả như mong muốn, tránh lãng phí tiền bạc và công sức. Một cơ sở uy tín sẽ được Bộ Y tế cấp phép hoạt động, được nhiều khách hàng lựa chọn và đạt được nhiều danh hiệu lớn.
3.2 Tay nghề của đội ngũ bác sĩ
Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng chính là tay nghề của đội ngũ bác sĩ. Những bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, có mắt thẩm mỹ tốt sẽ đảm bảo cho bạn có được một lộ trình và kết quả niềng răng hiệu quả.
3.3 Hệ thống trang thiết bị
Hệ thống trang thiết bị được sử dụng cũng đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình niềng răng của bạn. Tại các cơ sở nha khoa uy tín, các trang thiết bị được sử dụng trong thăm khám và điều trị cho bệnh nhân đều là những máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài, có chất lượng cao và giúp chẩn đoán, điều trị hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách chữa răng cửa bị sâu
Máy scan răng Itero 5D (Mỹ) tân tiến giúp quan sát lộ trình thay đổi cũng như kết quả niềng răng trực quan
Với bài viết trên đây, chúng tôi đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi “niềng răng có đau không?”. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chủ đề này, bạn có thể liên hệ với nha sĩ tại các bệnh viện lớn uy tín trên cả nước nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.