Trật khớp vai có nguy hiểm không và cách xử trí hiệu quả?

Khớp vai là khớp di động nhất của cơ thể, vì thế rất dễ bị trật. Vì sao bị trật khớp vai và trật khớp vai có nguy hiểm không là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu.
Theo các chuyên gia y tế, trật khớp vai xảy ra khi các đầu tận của xương bị tác động khiến chúng di chuyển khỏi vị trí ban đầu.

Bạn đang đọc: Trật khớp vai có nguy hiểm không và cách xử trí hiệu quả?

Nguyên nhân nào gây trật khớp vai?

Trật khớp vai xảy ra khi có các yếu tố bên ngoài tác động như:

  • Chấn thương khi chơi thể thao hoặc té ngã: thường xảy ra ở các môn như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội…
  • Do vận động quá mạnh: vận động mạnh đột ngột, sai tư thế hoặc mang vác vật nặng trên vai
  • Do tai nạn giao thông

Trật khớp vai có nguy hiểm không và cách xử trí hiệu quả?

Khớp vai là khớp di động nhất của cơ thể, vì thế rất dễ bị trật.

Trật khớp vai có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi với các biểu hiện như:

  • Khớp vai không cử động được, xuất hiện các cơn đau dữ dội
  • Hõm khớp bị rỗng
  • Sờ bằng tay thấy chỏm ở các vị trí bất thường
  • Sưng và bầm tím chỗ trật khớp
  • Không thể cử động khớp

Trật khớp vai có thể nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường nếu được điều trị đúng cách. Ngược lại có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Trật khớp vai có nguy hiểm không?

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng trật khớp vai có thể gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, trật khớp vai có thể tiến triển nặng và gây biến chứng nguy hiểm như:

  • Tổn thương thần kinh

Có khoảng 15% bệnh nhân bị trật khớp vai bị biến chứng tổn thương thần kinh, nhất là liệt dây thần kinh mũ. Nếu bị biến chứng thần kinh, người bệnh sẽ mất cảm giác vùng cơ delta, sau khi nắn khớp xong thì vẫn không dạng được cánh tay. Biến chứng nặng có thể làm liệt hẳn đám rối thần kinh cánh tay.

Tìm hiểu thêm: Biết nguyên nhân, trị dứt điểm bệnh lý viêm khớp cổ chân

Trật khớp vai có nguy hiểm không và cách xử trí hiệu quả?

Trật khớp vai không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể để lại biến chứng

  • Thương tổn mạch máu
  • Gãy xương kèm theo
  • Vỡ bờ ổ chảo
  • Thương tổn đai xoay vai

Theo thống kê thì có khoảng 1% trường hợp người bệnh trật khớp vai bị biến chứng khiến động mạch nách bị tắc do thương tổn lớp áo giữa và lớp áo trong. Trật khớp vai gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động, sinh hoạt, làm việc. Vì vậy, khi bị trật khớp vai, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám, kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp.

Cách xử trí tình trạng trật khớp vai

Khi bị trật khớp vai, người bệnh có thể điều trị bằng những cách sau:

Nắn lại vai

Đây là phương pháp điều trị thường được áp dụng với trường hợp trật vai lần đầu ở mức đô nhẹ. Bác sĩ có thể tiến hành một số thao tác nhẹ nhàng để giúp xương vai trở lại vị trí thích hợp. Tùy thuộc vào cường độ đau và sưng, bạn sẽ cần thuốc giãn cơ hoặc thuốc an thần. Khi xương vai trở lại vị trí ban đầu, các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện.

Phẫu thuật

Trường hợp bị trật khớp vai nhiều lần, khớp vai hay dây chằng bị yếu, làm tăng nguy cơ trật khớp vai, dây thần kinh hoặc mạch máu bị tổn thương, bác sĩ sẽ xem xét phương án phẫu thuật

Trật khớp vai có nguy hiểm không và cách xử trí hiệu quả?

>>>>>Xem thêm: Coi chừng hậu quả bệnh viêm khớp dạng thấp

Tùy vào mức độ trật khớp vai, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Cố định khớp vai

Bác sĩ sẽ sử dụng một thanh nẹp đặc biệt hoặc băng đeo để giữ vai của người bệnh ổn định trong khoảng thời gian điều trị. Khi được cố định khớp vai, người bệnh cần sử dụng thêm thuốc và áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng để dần để khôi phục lại khả năng vận động cũng như sự ổn định cho khớp vai.

Để có được kết quả chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa trật khớp vai tiến triển mạn tính, gây biến chứng khó chịu, người bệnh cần lựa chọn địa chỉ y tế tin cậy với đội ngũ bác sĩ giỏi. Đồng thời, người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *