Sỏi tiết niệu ở trẻ em – những điều cần biết

“Chào bác sĩ, con tôi năm nay 6 tuổi, con thường kêu đau khi đi tiểu, nước tiểu đục và thường hay bị đau bụng. Bác sĩ cho tôi hỏi liệu có phải con tôi bị sỏi tiết niệu không?”

Bạn đang đọc: Sỏi tiết niệu ở trẻ em – những điều cần biết

Thanh Hà (Hà Nội)

Cảm ơn bạn Hà đã gửi câu hỏi đến Hệ thống y tế của chúng tôi, chúng tôi xin được giải đáp những thắc mắc của bạn như sau:

Nguyên nhân trẻ em bị sỏi tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là một bệnh thường gặp ở người trưởng thành. Mặc dù sỏi tiết niệu ở trẻ em là bệnh lý ít gặp nhưng các bậc cha mẹ không nên chủ quan vì rất có thể cha mẹ đã bỏ qua những triệu chứng cũng như nguyên nhân gây sỏi thận của con. Những nguyên nhân khiến trẻ em bị sỏi tiết niệu bao gồm:

Do bệnh rối loạn chuyển hóa

Những trẻ em bị rối loạn chuyển hóa như: Rối loạn enzym, hội chứng ống thận (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria),… có thể gây nên bệnh sỏi thận ở trẻ em.

Do bất thường ở đường tiết niệu

Các trẻ em bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc có bất thường ở những chỗ hẹp tự nhiên của đường tiết niệu (hẹp khúc nối bể thận- niệu quản, hẹp khúc nối bàng quang- niệu quản) hay những bệnh lý gây cản trở sự tống xuất nước tiểu như bàng quang… cũng là điều kiện thuận lợi để tạo sỏi.

Sỏi tiết niệu ở trẻ em – những điều cần biết

Các trẻ em bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc có bất thường ở những chỗ hẹp tự nhiên của đường tiết niệu… có thể dẫn đến sự hình thành sỏi tiết niệu ở trẻ (ảnh minh họa)

Do chế độ ăn uống, sinh hoạt

Ngày nay, do trẻ em ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều muối, uống ít nước, ít vận động là những nguyên nhân làm hình thành sỏi thận ở trẻ em, nhất là những trẻ có sẵn bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Việc mẹ cho trẻ uống bổ sung canxi không theo chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi thận ở trẻ.

Do yếu tố di truyền

Gia đình có tiền sử sỏi thận cũng là nguyên nhân gây nên sỏi thận ở trẻ em.

Dấu hiệu trẻ em bị sỏi tiết niệu

Đôi khi bệnh sỏi thận ở trẻ chỉ tình cờ phát hiện khi trẻ đi siêu âm các bệnh lý khác ở ổ bụng. Những triệu chứng thường gặp của sỏi tiết niệu ở trẻ em là:

– Đau vùng lưng hông

– Tiểu ít, tiểu máu, tiểu khó, tiểu nhiều lần…

– Trẻ quấy khóc, dễ kích thích… mỗi lần đi tiểu.

– Nhiễm trùng đường tiểu thường biểu hiện ở trẻ dưới 4 tuổi với đau vùng hông, sốt, đôi khi kèm tiểu đục.

Tìm hiểu thêm:  Bệnh thủy đậu lây lan nhanh, mẹ đã biết cách phòng cho bé?

Sỏi tiết niệu ở trẻ em – những điều cần biết

Đôi khi sỏi tiết niệu ở trẻ chỉ tình cờ phát hiện khi trẻ đi chụp X-quang, siêu âm ổ bụng hoặc đi khám những vấn đề về sức khỏe khác (ảnh minh họa)

Cách xử trí khi trẻ em bị sỏi thận

Sỏi đường tiết niệu ở trẻ em gặp nhiều nhất ở thận, tiếp theo là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang ít gặp hơn. Việc phát hiện và điều trị sớm sỏi thận sẽ giúp hạn chế những nguy hiểm cho sức khỏe trẻ. Có thể phòng ngừa và điều trị sỏi thận cho trẻ bằng các phương pháp sau:

Cho con đi khám

Khi nghi ngờ con có những triệu chứng của sỏi thận thì cha mẹ cần đưa con ngay tới bệnh viện có chuyên khoa để được thăm khám và điều trị cụ thể. Đồng thời cha mẹ cần cho con đi khám sức khỏe định kỳ để biết tình trạng sức khỏe của trẻ và tầm soát các bệnh lý về sỏi thận cũng như các bệnh lý khác.

Tùy theo vị trí, kích thước sỏi mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tán sỏi phù hợp như: tán sỏi không xâm lấn bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ, hay phương pháp tán sỏi ít xâm lấn như tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser, tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser…

Cho trẻ uống đủ nước

Uống đủ nước sẽ giúp bài tiết sỏi nhỏ ra ngoài theo đường tiểu, đồng thời trẻ uống đủ nước cũng hạn chế sự lắng đọng của các khoáng chất trong nước tiểu gây nên sỏi.

Sỏi tiết niệu ở trẻ em – những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị nôn đi ngoài có nguy hiểm hay không?

Cho trẻ uống đủ nước hàng ngày sẽ hạn chế sự lắng đọng của các khoáng chất trong nước tiểu gây nên sỏi (ảnh minh họa)

Chú ý chế độ ăn uống của con

Hạn chế cho con ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn quá nhiều chất béo, không sử dụng quá nhiều muối trong các món ăn của trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *