Các loại vắc xin thủy đậu khác nhau như thế nào?

Hiện nay có các loại vắc xin thủy đậu khác nhau đó là: vắc xin Varicella, vắc xin Varivax và vắc xin Varilrix. Chúng ta cần tìm hiểu về phác đồ tiêm chủng của mỗi loại, cũng như liều lượng tiêm tương ứng với mỗi độ tuổi.

Bạn đang đọc: Các loại vắc xin thủy đậu khác nhau như thế nào?

1. Vắc xin thủy đậu hoạt động dựa trên cơ chế như thế nào?

1.1. Định nghĩa các loại vắc xin thủy đậu là gì?

Thủy đậu là một trong những loại bệnh có khả năng lây nhiễm khá cao. Bệnh thủy đậu gây ra do loại virus có tên là Varicella Zoster. Thủy đậu khi xuất hiện sẽ có biểu hiện đặc trưng đó là các nốt mụn nước. Khi người mắc bệnh thủy đậu bước vào giai đoạn phát bệnh, rất nhiều nốt mụn nước này sẽ xuất hiện. Nếu không sớm được điều trị thì dịch từ các nốt mụn nước này sẽ có khả năng gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não,…Bệnh thủy đậu cũng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và phụ nữ có thai. Nếu trong quá trình mang thai mà mẹ bị mắc thủy đậu thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng sinh non, sảy thai hoặc gây dị tật cho thai nhi.

Các loại vắc xin thủy đậu khác nhau như thế nào?

Thủy đậu là một trong những loại bệnh có khả năng lây nhiễm khá cao

Với mục đích bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ cơ thể khỏi khả năng mắc bệnh, vắc xin thủy đậu đã được bào chế từ chính virus thủy đậu, tuy nhiên đã được xử lý giảm độc lực. Khi vắc xin được tiêm vào cơ thể, chúng sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể sản sinh ra các kháng nguyên chống lại tác nhân gây bệnh. Từ đó, cơ thể hình thành nên hàng rào miễn dịch hiệu quả.

1.2. Việc tiêm chủng vắc xin phòng thủy đậu nên thực hiện như thế nào?

Tuy nhiên, việc tiêm chủng vắc xin phòng thủy đậu cần thực hiện đúng phác đồ, cũng như phù hợp với độ tuổi của từng người. Qua thời gian tồn tại trong cơ thể, các kháng thể sẽ dần dần suy giảm và yếu đi. Do đó, chúng ta rất cần tiêm nhắc lại vắc xin thủy đậu theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với phụ nữ trước khi mang thai, nếu tiền sử chưa từng mắc bệnh thủy đậu thì mẹ cũng nên hoàn thành 2 mũi tiêm thủy đậu. Miễn dịch mà mẹ có khi mang thai sẽ được truyền sang cho thai nhi. Lúc này, thai nhi cũng sẽ được bảo vệ khỏi tác nhân gây bệnh.

2. Chi tiết về các loại vắc xin thủy đậu và phác đồ tiêm chủng cụ thể

Trước khi tìm hiểu về các tác dụng của vắc xin thủy đậu trong việc phòng bệnh, chúng ta cần nắm được những loại vắc xin hiện có, đang được áp dụng và phác đồ tiêm chủng của chúng như thế nào. Điều này giúp đối tượng tiêm chủng, đặc biệt là cha mẹ cũng có sự chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch.

2.1. Các loại vắc xin thủy đậu phổ biến và lịch tiêm chủng của mỗi loại

Hiện nay có 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu được áp dụng phổ biến đó là: vắc xin Varicella, vắc xin Varivax và vắc xin Varilrix. Ba loại này đều có tác dụng phòng bệnh cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, chúng sẽ có sự khác nhau cả về độ tuổi sử dụng, thời gian tiêm chủng,…

Tìm hiểu thêm: Những thông tin cần biết khi chích ngừa viêm não Nhật Bản cho bé

Các loại vắc xin thủy đậu khác nhau như thế nào?

Hiện nay có 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu được áp dụng phổ biến đó là: vắc xin Varicella, vắc xin Varivax và vắc xin Varilrix

2.1.1. Loại vắc xin thủy đâu Varicella

Đối với loại vắc xin này, chúng ta nên tuân thủ phác đồ tiêm chủng cụ thể như sau:

– Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi cho đến 12 tuổi: cần tiêm tổng cộng 2 mũi. Mũi đầu tiên có thể tiêm lúc trẻ đạt tối thiểu 12 tháng tuổi. Mũi thứ 2 nên tiêm lúc trẻ ở giai đoạn 4 đến 6 tuổi.

– Đối với trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành: cần tiêm tổng cộng 2 mũi. Mũi đầu tiên cũng tiêm được lúc trẻ đạt 13 tuổi trở lên. Mũi thứ 2 nên tiêm cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng.

– Phụ nữ trước khi có thai nên chủ động tiêm chủng hoàn thành các mũi vắc xin thủy đậu ở thời điểm ít nhất 3 tháng trước khi mang bầu.

2.1.2. Loại vắc xin thủy đậu Varivax

Đối với loại vắc xin này, chúng ta cần tuân theo lịch tiêm chủng như sau:

– Đối tượng trẻ em từ 12 tháng tuổi cho tới 12 tuổi: chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất vắc xin Varivax 0,5ml. Mũi tiêm thứ 2 có thể tiêm cách mũi đầu tiên ít nhất 3 tháng.

– Với trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn trưởng thành: cần tiêm tổng cộng 2 mũi vắc xin. Mũi đầu tiên cần tiêm 1 liều 0,5ml vào lúc trẻ đủ 13 tuổi trở lên. Mũi thứ 2 cần tiêm cách mũi tiêm đầu tiên khoảng 4 đến 8 tuần, cũng với liều 0,5ml.

2.1.3. Loại vắc xin thủy đậu Varilrix

Với loại vắc xin này, chúng ta sẽ có lịch tiêm chủng cụ thể như sau:

– Đối tượng trẻ em từ 9 tháng tuổi tới 12 tuổi: cần tiêm tổng 2 mũi. Mũi đầu tiên có thể tiêm kể từ khi trẻ đủ 9 tháng tuổi trở lên. Mũi tiêm thứ 2 nên tiêm cách mũi đầu tiên ít nhất khoảng 6 tuần.

– Đối tượng trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn trưởng thành: cần tiêm 2 mũi vắc xin. Trong đó, mũi tiêm đầu tiên có thể tiêm khi trẻ vừa đủ 13 tuổi trở lên. Sau đó, mũi thứ 2 phải tiêm sau mũi 1 ít nhất 6 tuần.

– Phụ nữ trước khi mang thai cũng nên chủ động tiêm phòng đầy đủ vắc xin thủy đậu ít nhất khoảng 3 tháng rồi mới có bầu.

2.2. Cần lưu ý những điều gì trước khi tiêm các loại vắc xin phòng thủy đậu?

Các loại vắc xin thủy đậu khác nhau như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Lịch chích ngừa cho bé sơ sinh – Những bước bảo vệ đầu tiên

Lựa chọn các trung tâm tiêm chủng, phòng tiêm chủng đảm uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe tiêm chủng

Để các loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu này phát huy được tối đa hiệu quả phòng bệnh, trước khi tiêm chủng chúng ta cần lưu ý một số điều sau:

– Nên chủ động tiêm phòng thủy đậu trước thời điểm dịch bệnh đạt đỉnh ít nhất 1 tháng. Điều này nhằm giúp cơ thể có sự chuẩn bị hữu hiệu nhất để chống lại mầm bệnh.

– Chủ động tiêm liều vắc xin bổ sung (vắc xin nhắc lại) theo phác đồ hoặc chỉ định của bác sĩ để củng cố thêm khả năng bảo vệ cơ thể.

– Không nên chủ quan với bệnh thủy đậu trong giai đoạn mẹ mang thai. Nếu mẹ bị mắc thủy đậu ở khoảng 20 tuần đầu mang thai, thai nhi sẽ phải đối mặt với việc mắc nhiều biến chứng nguy hiểm.

– Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện tiêm chủng vắc xin thủy đậu, nếu như bạn có tiền sử bị dị ứng với các thành phần trong vắc xin, hoặc đã từng bị sốc phản vệ sau khi tiêm chủng.

– Không nên thực hiện tiêm chủng vắc xin thủy đậu đối với các trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe, bị suy giảm hệ miễn dịch, hoặc đang trong quá trình điều trị các bệnh: ung thư, hóa trị, bệnh lao, rối loạn chức năng đông máu,…

– Nên hoãn việc tiêm chủng cho trẻ nếu ở thời điểm tiêm chủng sức khỏe trẻ không tốt, bị sốt, ho, viêm nhiễm,…Nên chờ cho tới khi trẻ ổn định sức khỏe trở lại hãy thực hiện tiêm chủng.

– Sau khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu khoảng 6 tuần, nên tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc đang trong giai đoạn nghi ngờ mắc bệnh.

– Nên theo dõi sau tiêm chủng ít nhất 30 phút để đảm bảo an toàn sức khỏe.

– Chú ý vệ sinh, giữ sạch vị trí tiêm chủng. Không nên bôi, chườm đắp bất cứ gì lên vết tiêm.

– Lựa chọn các trung tâm tiêm chủng, phòng tiêm chủng đảm uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe tiêm chủng.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *