Câu hỏi: Chào bác sĩ, bé nhà em năm nay được gần 6 tháng tuổi. Dạo gần đây thời tiết lạnh con thỉnh thoảng bị ho và em thấy bé có đờm ở cổ lâu ngày rồi mà không khỏi. Bác sĩ cho em hỏi đây là biểu hiện của bệnh gì? Và nên xử trí như thế nào ạ?
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị đờm ở cổ họng lâu ngày không khỏi xử trí như thế nào?
(Ngọc Giang – Hoài Đức, Hà Nội)
Nhiều ba mẹ lo lắng không biết trẻ sơ sinh bị đờm ở cổ họng lâu ngày là bệnh gì? Và xử trí như thế nào?
Trả lời:
Chào bạn Ngọc Giang, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Hệ thống Y tế Thu Cúc của chúng tôi. Để trả lời cho thắc mắc của bạn về vấn đề: Trẻ sơ sinh bị đờm ở cổ họng dài ngày là biểu hiện của bệnh gì? Và biện pháp xử trí tốt nhất là như thế nào? Tôi xin chia sẻ dưới bài viết sau, mời bạn cùng theo dõi.
1. Trẻ sơ sinh bị đờm lâu ngày là biểu hiện của bệnh gì?
Trẻ sơ sinh bị đờm ở cổ họng khiến nhiều ba mẹ cảm thấy lo lắng không biết nguyên nhân nào khiến trẻ bị đờm ở cổ họng, liệu có phải do cách chăm sóc của mẹ hay con đang mắc phải một số bệnh lý nào đó.
Trẻ sơ sinh bị đờm ở cổ họng có thể do cơ quan hô hấp của bé chưa hoàn thiện.
Ở giai đoạn tầm 3 tháng tuổi, trẻ thường xuất hiện dấu hiệu khò khè do chỉ hô hấp thông qua đường mũi nên khả năng loại bỏ chất nhầy sẽ kém hơn. Các chất nhầy tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành đờm ở cổ họng, khiến trẻ cảm thấy khó thở, bị khò khè và có thể ho dai dẳng lâu ngày.
Ngoài ra, bên cạnh đó do đường thở trong khoang mũi của trẻ còn khá nhỏ, nên không đáp ứng được việc loại bỏ chất nhầy trong cổ họng. Trẻ sinh non và một số trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ bị khò khè nhiều hơn so với trẻ sinh thường. Nếu trẻ sơ sinh bị đờm ở cổ họng do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện thì khi lớn lên con sẽ hết.
2. Bị đờm lâu ngày ở cổ họng do bệnh lý nào?
Tìm hiểu thêm: Thuốc cảm cúm trẻ em 8 tháng tuổi an toàn, hiệu quả
Nguyên nhân mắc bệnh có thể do bé gặp phải các bệnh lý đường hô hấp như hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi,…
Hiện tượng này có thể do bé đang mắc phải một số bệnh lý như viêm họng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản,… Các bệnh lý này gây kích ứng lớp niêm mạc cổ họng làm xuất hiện đờm, khiến trẻ ho, khò khè, khó thở hoặc sốt.
Do bạn Ngọc Giang chỉ nói bé nhà mình bị đờm ở cổ họng lâu ngày mà không cho biết cụ thể rằng con có kèm theo các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi hay khó thở không nên không thể chẩn đoán chính xác là bé bị đờm do nguyên nhân gì. Bạn nên đưa bé trực tiếp qua thăm khám với bác sĩ Nhi khoa để các bác sĩ kiểm tra cổ họng và các bộ phận trên cơ quan hô hấp của con, từ đó có biện pháp xử trí tốt nhất cho bé bạn Ngọc Giang nhé.
3. Trẻ bị đờm ở cổ họng lâu ngày nên xử trí như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Biểu hiện trẻ bị viêm Amidan, nguyên nhân gây ra bệnh
Nên cho con đi khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời
Ngoài việc thăm khám với bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân, mẹ cần biết cách xử trí nhằm cải thiện triệu chứng bằng cách như sau:
– Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0.9% có bán ở các hiệu thuốc kết hợp với dụng cụ hút dịch mũi để loại bỏ đờm nhớt khỏi cổ họng, mũi của trẻ. Chú ý khi rửa họng hay hút mũi cho trẻ phải thực hiện đúng cách, dựa trên hướng dẫn của bác sĩ.
– Mẹ cũng có thể áp dụng biện pháp vỗ rung đờm cho trẻ, tuy nhiên cần thực hiện đúng cách để tránh gây ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp phía dưới của trẻ. Cần giữ vệ sinh mũi, họng sạch sẽ cho con, để tránh virus, vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh đường hô hấp cho trẻ.
– Biện pháp xử trí tốt nhất là mẹ nên cho bé đi thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp đặc trị đờm ở cổ họng cho trẻ, đồng thời giúp phát hiện sớm các bệnh lý mà trẻ đang mắc phải để có biện pháp xử trí triệt để và tốt nhất.
Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn Ngọc Giang hiểu hơn về các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đờm lâu ngày không khỏi và cách xử trí tốt nhất trong trường hợp này là gì.
Chào bạn Ngọc Giang, Chúc bạn và gia đình luộn mạnh khỏe!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.