Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung không?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là công việc sàng lọc những nhóm người có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung để tiến hành những xét nghiệm sâu hơn. Từ đó phát hiện sớm và điều trị hiệu quả ung thư giai hoặc các tổn thương tiền ung thư. Vậy đối với nhóm người không thuộc diện nguy cơ cao, có nên tầm soát ung thư cổ tử cung hay không?

Bạn đang đọc: Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung không?

1. Tìm hiểu về ung thư cổ tử cung

Cổ tử cung được bao phủ bởi một lớp mô hình thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung bắt nguồn do các tế bào này phát triển quá mức kiểm soát của cơ thể và tạo thành khối u. Bên cạnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung cực kì phổ biến ở nữ giới.

Nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung là virus HPV (Human Papillomavirus). Có hơn 100 tuýp HPV khác nhau. Một vài tuýp nguy cơ cao có thể là nguyên nhân của một vài bệnh lý ung thư như:

– Ung thư hậu môn

– Ung thư cổ tử cung

– Ung thư âm đạo

Trong đó, HPV tuýp 16 và 18 chịu trách nhiệm cho khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung.

HPV lây qua đường tình dục và hầu như không có triệu chứng nổi bật khi lây nhiễm. Sử dụng bao cao su khi quan hệ không thể giúp phòng ngừa 100% khả năng lây lan HPV. Theo trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kì, nên thực hiện tiêm vắc xin HPV cho trẻ từ 11-12 tuổi để phòng chống hiệu quả.

Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung không?

HPV type 16 và 18 là nguyên nhân gây ra phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung.

2. Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung không?

2.1. Tại sao phải tìm hiểu có nên tầm soát ung thư cổ tử cung hay không?

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính phổ biến. Việc tìm hiểu về tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp bạn chủ động trong phòng tránh và bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.

2.2. Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung không và Lợi ích của tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Gánh nặng do ung thư cổ tử cung gây ra là mối đe dọa lớn cho những người có điều kiện kinh tế thấp. Bệnh tật không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh nói riêng mà cả gia đình nói chung. Sàng lọc ung thư cổ tử cung là một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả giúp phát hiện nguy cơ ung thư. Từ đó can thiệp ngay từ giai đoạn sớm giúp nâng cao tỉ lệ điều trị thành công, tiết kiệm chi phí tối đa.

2.3. Mức độ tin cậy của tầm soát ung thư cổ tử cung

Không có phương pháp tầm soát nào là chính xác 100%. Tuy nhiên xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung có độ tin cậy khá cao. Phương pháp này đã giúp giảm đáng kể số lượng phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung.

Trong một vài trường hợp, các xét nghiệm sàng lọc sẽ được yêu cầu làm lại bởi không lấy đủ tế bào để quan sát và chẩn đoán.

ThinPrep, PAPNET và FocalPoint là các cách giúp xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung chính xác hơn. ThinPrep giúp lưu trữ mẫu tế bào tốt hơn, từ đó phát hiện các bất thường dễ dàng. PAPNET và FocalPoint là hệ thống máy tính trợ giúp tìm tế bào bất thường. Các phương pháp kể trên không có sẵn ở tất cả các cơ sở y tế và có thể làm tăng chi phí tầm soát.

3. Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng biện pháp phết tế bào

3.1. Quy trình sàng lọc

Đối với xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để mở âm đạo giúp quan sát và lấy mẫu tế bào. Mẫu vật được lấy bằng que phết và lưu trữ trên lam kính hoặc dung dịch chuyên dụng tùy vào phương pháp phết tế bào bạn lựa chọn, sau đó được gửi qua phòng thí nghiệm để phân tích qua kính hiển vi.

Tìm hiểu thêm: Điều trị u hắc tố ác tính như thế nào?

Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung không?

Quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp phết tế bào.

3.2. Kết quả sàng lọc phết tế bào có ý nghĩa gì

Kết quả bình thường tức các tế bào cổ tử cung đều khỏe mạnh. Kết quả bất thường báo hiệu một số thay đổi trong các tế bào cổ tử cung, bao gồm:

– Viêm nhiễm xảy ra khi cổ tử cung nhiễm nấm, HPV, herpes hoặc các loại nhiễm trùng khác.

– Tế bào bất thường hay còn gọi là loạn sản cổ tử cung. Đây không phải tế bào ung thư nhưng có khả năng chuyển biến thành ung thư sau này.

– Dấu hiệu ung thư. Những thay đổi này xảy ra tại bề mặt nhưng chưa vượt ra khỏi phạm vi cổ tử cung.

– Ung thư mức độ nặng.

Nếu kết quả phết tế bào cổ tử cung bất thường, bạn có thể được chỉ định thực hiện lại sàng lọc này hoặc tiến hành soi cổ tử cung. Phương pháp này giúp đánh giá cổ tử cung tốt hơn và bác sĩ có thể lấy một mảnh mô để thực hiện sinh thiết.

3.3. Tần suất sàng lọc

Phụ nữ nên bắt đầu sàng lọc ung thư cổ tử cung từ 21 tuổi.

– Từ 21-29 tuổi: Thực hiện Pap smear mỗi 3 năm. Không khuyến cáo thực hiện xét nghiệm HPV.

– Từ 30-65 tuổi: Thực hiện Pap smear kèm xét nghiệm HPV mỗi 5 năm.

– Từ 65 tuổi: Không cần thực hiện sàng lọc nếu không có kết quả bất thường trong vòng 10 năm đổ lại.

Ngoài ra, phụ nữ đã cắt bỏ tử cung, cổ tử cung hoặc toàn bộ tử cung và không có bệnh sử ung thư cổ tử cung hay tình trạng tiền ung thư nghiêm trọng không cần thực hiện sàng lọc. Phụ nữ đã tiêm vắc xin HPV vẫn nên thực hiện sàng lọc định kỳ.

3.4. Địa chỉ sàng lọc

Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung không?

>>>>>Xem thêm: Bọc răng sứ sử dụng được bao lâu và cách chăm sóc

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ y tế được nhiều người dân tin chọn.

Tầm soát ung thư cổ tử cung có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực hiện tầm soát giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc và hoạt động của tế bào cổ tử cung. Từ đó sàng lọc nguy cơ ung thư và mang lại cơ hội chữa trị hiệu quả cho người bệnh.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ y tế uy tín tại Hà Nội về tầm soát ung thư cổ tử cung. Với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, quy trình thăm khám khép kín và dịch vụ chăm sóc chu đáo tận tình, Thu Cúc TCI cam kết đem lại những kết quả tầm soát chính xác và nhanh chóng.

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những góc nhìn mới và giải đáp được thắc mắc về tầm soát ung thư cổ tử cung của bạn. Hãy cân nhắc, lựa chọn sàng lọc tại những cơ sở y tế uy tín để thực hiện tầm soát an toàn và nhận kết quả chính xác nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *