Các đối tượng nên và không nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm

Mùa đông xuân là thời điểm virus cúm phát triển sinh sôi mạnh mẽ và có tính lây lan trong cộng đồng rất cao. Hàng năm, các loại vắc xin ngừa bệnh cúm được thay đổi để phù hợp với sự biến đổi của các loại virus cúm. Do vậy việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa mạnh mẽ và hiệu quả căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Các đối tượng nên và không nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm

1. Tìm hiểu về cúm mùa và vắc xin phòng bệnh cúm

1.1. Khái niệm cúm mùa là gì ?

Cúm hay cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, nguyên nhân gây ra là do virus cúm. Bệnh lý này có thể diễn biến từ thể nhẹ đến nguy kịch thậm chí là tử vong nên không thể xem nhẹ. Một số trường hợp có nguy cơ cao mắc biến chứng cúm nghiêm trọng là trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người đang gặp vấn đề về sức khỏe nhất định.

Có 2 loại virus cúm chính là cúm A và cúm B ( virus cúm ở người ). Nó cũng chính là nguyên nhân gây ra các dịch cúm theo mùa hàng năm.

1.2. Vắc xin cúm là gì?

Vắc xin cúm có thể hiểu đơn giản là vắc xin phòng ngừa các tấn công của chủng virus cúm. Việc tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm sẽ giúp giảm tối đa tỉ lệ mắc bệnh, nguy cơ biến chứng nặng thậm chí là tử vong do cúm.

Nguyên lí hoạt động của vắc xin cúm là tạo ra các kháng thể đặc hiệu nhằm chống lại virus cúm gây hại, các loại kháng thể này sẽ có sau khi chủng ngừa khoảng 14-21 ngày. Nó giúp tiêu diệt virus (trung hòa virus) khi cơ thể bạn tiếp xúc với mầm bệnh cúm gây hại, giảm khả năng mắc bệnh cũng như hạ mức độ nặng khi mắc bệnh.

Các đối tượng nên và không nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm là giải pháp chủ động phòng bệnh cúm lên đến 90%

Tuy vậy, nồng độ kháng thể theo thời gian sẽ giảm dần đồng thời các chủng virus cúm sẽ thay đổi liên tục qua từng năm. Đây chính là nguyên nhân tại sao công thức vắc xin phòng cúm được thay đổi mỗi năm và cập nhật để phù hợp với chủng virus cúm đang lưu hành. Chính vì thế, việc tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm là rất cần thiết.

1.3. Nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm vào thời điểm nào, tháng mấy trong năm?

Việt Nam nằm trọn trong khu vực nhiệt đới nên virus cúm có thể xuất hiện quanh năm. Theo một số nghiên cứu cho rằng, cúm mùa sẽ đạt đỉnh vào tầm tháng 3-4 và 9-10 hàng năm (nó có xu hướng gia tăng vào mùa đông – xuân). Nên thời điểm tiêm vắc xin phòng cúm thích hợp nhất là 2 tuần đến 1 tháng trước đỉnh dịch do cơ thể cần khoảng 2 tuần để sản sinh kháng thể chống virus.

2. Các đối tượng chỉ định và chống chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh cúm

2.1. Đối tượng nên tiêm vắc xin phòng cúm

Nhiều người lầm tưởng rằng vắc xin phòng cúm chỉ cần tiêm cho trẻ em nhưng đó là sai lầm. Nó quan trọng với mọi lứa tuổi và là giải pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe.

Bệnh cúm mùa thường ở thể nhẹ, không cần tới thuốc kháng virus hay chăm sóc y tế và hồi phục trong thời gian vài ngày tới 2 tuần. Nhưng thực tế, cúm mùa không hề đơn giản vì nó có thể tiềm ẩn những biến chứng nặng nề dẫn tới viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, nhiễm trùng xoang, tai,..thậm chí có trường hợp trở nặng gây tử vong.

Với một số trường hợp người bệnh có bệnh lí mãn tính sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Ví dụ rõ ràng nhất ở những bệnh như hen suyễn mãn tính nếu bị cúm thì dễ bị các cơn hen kịch phát hành hạ.

Tìm hiểu thêm: Tiêm vắc xin viêm não mô cầu và những thông tin cần biết

Các đối tượng nên và không nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm

Người trưởng thành khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc cúm và có thể lây nhiễm cho người khác

Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ) khuyến cáo bất kể độ tuổi, giới tính ai cũng có thể mắc cúm, đặc biệt ở một số nhóm dễ gặp biến chứng nhất cần được tiêm phòng càng sớm càng tốt và tiêm nhắc lại hàng năm.

– Người trên 65 tuổi.

– Trẻ em (đặc biệt những em dưới 5 tuổi).

– Phụ nữ đang có dự định mang bầu hoặc đang mang bầu.

– Trường hợp người có bệnh lý mãn tính là hen suyễn, tiểu đường, tim, ung thư,..

– Người mắc HIV/AIDS.

– Người có tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm cúm mùa.

2.2. Đối tượng không nên tiêm vắc xin phòng cúm

– Trường hợp dị ứng nghiêm trọng, mẫn cảm nặng với các thành phần có trong vắc xin.

– Gặp phải Hội chứng Guillain – Barre (GBS) do vắc xin cúm gây ra.

– Trẻ em dưới 6 tháng tuổi cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.

– Các trường hợp sức khỏe không tốt hoặc đang điều trị các bệnh lý nhiễm trùng cấp hoặc đang sốt cao cũng không nên tiêm vắc xin cúm.

3. Tiêm phòng cúm ở đâu?

Cúm mùa là virus có quanh năm, tuy nhiên thời gian cao điểm nhất thường rơi vào mùa đông và mùa xuân. Vậy nên thời điểm thích hợp nhất để tiêm phòng cúm là trước khi bước vào mùa cao điểm từ 2 tuần đến 1 tháng (cần tiêm nhắc lại mỗi năm một lần).

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cung cấp dịch vụ tiêm phòng cúm nói riêng và các loại vắc xin khác cho cả trẻ em và người lớn nói chung.

Các đối tượng nên và không nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm

>>>>>Xem thêm: Những phản ứng sau khi tiêm vắc xin lao ở trẻ

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa điểm tiêm ngừa cúm uy tín, chất lượng

Khi trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng tại TCI, quý khách hàng hoàn toàn an tâm với những quyền lợi và lợi thế sau:

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giỏi và được đào tạo bài bản về chuyên môn. Các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn và xử lí tình huống, phản ứng phụ (nếu có).

– Hệ thống máy móc hiện đại, đáp ứng nhanh chóng, chính xác các xét nghiệm cần được chỉ định trước khi tiêm.

– Vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm định.

– Chất lượng vắc xin được đảm bảo do bảo quản trong hệ thống tủ lưu trữ hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn quy định.

– Quy trình tiêm chủng theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

– Cung cấp thông tin về vắc xin và phác đồ tiêm chủng toàn diện hoàn toàn miễn phí.

– Có đa dạng các loại vắc xin cúm trên thị trường như: Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, Việt Nam,.. đáp ứng đa dạng nhu cầu và đối tượng khách hàng khác nhau.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm là vũ khí hữu hiệu nhất để bảo vệ bản thân cũng như cộng đồng khỏi dịch cúm mùa nên mỗi người hãy chủ động đi tiêm vắc xin hàng năm nhé. Còn bất kỳ thắc mắc nào về tiêm chủng hãy liên hệ trực tiếp với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được giải đáp tận tình và nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *