Sốt là một phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên bé sốt và hay giật mình thì có nguy hiểm không? Đây là vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm vì ba mẹ sợ bé sốt và hay giật mình sau đó sẽ dễ xảy ra hiện tượng co giật. Vậy việc bé bị sốt và hay giật mình có thực sự nguy hiểm như mẹ nghĩ? Và làm thế nào để con không mắc phải tình trạng này? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bé sốt và hay giật mình có nguy hiểm đến sức khỏe không?
1. Biểu hiện của trẻ bị sốt và hay giật mình
Trẻ bị sốt và hay giật mình thường xảy ra khi con ngủ
Trẻ nhỏ được coi là sốt khi nhiệt độ cơ thể bé từ 38 độ C trở lên. Thông thường trẻ bị sốt kèm giật mình thường xảy ra khi con đang ngủ, đây là triệu chứng dễ gặp phải. Thông thường bé sốt và hay giật mình trong độ tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi. Và xảy ra nhiều nhất là trong độ tuổi từ 14 – 24 tháng tuổi. Không phải bé sốt cao mới bị giật mình, có những bé sốt nhẹ cũng bị giật mình.
Sốt kèm giật mình ở trẻ được chia làm 2 dạng. Trong đó bao gồm dạng đơn giản và phức tạp. Tùy theo tình trạng của bé, ta sẽ có những phương pháp khắc phục phù hợp.
– Đơn giản: Trong trường hợp này, trẻ sẽ chỉ xuất hiện giật mình theo cơn ngắn. Trung bình thời gian đều không quá 15 phút. Ngoài ra, trẻ không xuất hiện thêm bất kì điều gì cho thấy sự rối loạn tri giác hay thần kinh sau cơn giật mình.
– Phức tạp: Tình trạng trở nên phức tạp khi bé xuất hiện co giật một vùng của cơ thể. Cơn giật mình sẽ diễn ra trên 15 phút. Và đặc biệt, hiện tượng này sẽ la
2. Trẻ sốt và hay giật mình có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài: Nguyên nhân và cách điều trị
Nhiều ba mẹ lo lắng sợ bé bị sốt và hay giật mình có thể gây co giật. Nhưng liệu quan điểm trên có đúng?
Nhiều mẹ thường nhầm lẫn việc bé bị giật mình với co giật. Tuy nhiên nếu bị giật mình, khoảng thời gian sẽ diễn ngắn hơn và thường không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Giải thích cho vấn đề này là do khi bị sốt hệ thần kinh não bộ của bé có thể bị xử trí nhầm tưởng co giật nên bé sẽ dễ bị giật mình.
Tuy nhiên chỉ có khoảng 3% trẻ em bị sốt co giật và ngay cả trẻ bị sốt co giật hay bị sốt và hay giật mình thì đều không phải là lý do gây ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Những trẻ từng bị sốt co giật hay sốt và giật mình não bộ của trẻ vẫn hoạt động bình thường như mọi trẻ khác.
Khi trẻ bị sốt và hay giật mình sẽ khiến con ngủ không ngon giấc vì tự nhiên bị giật mình như ai hù dọa, khiến con sợ hãi, con bứt rứt, khó chịu, quấy khóc,…
3. Mẹ nên làm gì khi bé sốt và hay giật mình
Khi trẻ bị sốt và giật mình, không nên quá lo lắng, nêu con sốt nhẹ dưới 38 độ C thì chưa cần dùng thuốc hạ sốt, nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C mẹ hãy nên cho bé uống hạ sốt. Sau đó hãy bình tĩnh trấn an và khuyên bảo con nhẹ nhàng, để con không cảm thấy sợ hãi.
>>>>>Xem thêm: Bệnh cúm A ở trẻ em sốt bao lâu thì khỏi?
Nếu trẻ bị sốt và hay giật mình mẹ nên đưa bé đi thăm khám với bác sĩ để con được kiểm tra và có biện pháp xử trí hiệu quả.
Sau đó mẹ có thể thực hiện một số biện pháp giúp con hạ sốt, đỡ không giật mình và ngủ tiếp như sau:
3.1. Cho bé mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi
Khi trẻ bị sốt, mẹ không nên mặc nhiều quần áo cho bé. Nên mặc quần áo thoáng mát cho con. Quần áo nên chọn phù hợp với nhiệt độ môi trường để giúp bé hạ bớt thân nhiệt.
3.2. Chườm ấm cho bé
Mẹ đừng ngại khi đêm hôm con đang ngủ đã bị sốt, giật mình mà còn lôi con ra lau người. Tuy nhiên việc lau ấm vừa khiến cơ thể bé hạ sốt nhanh hơn. Đồng thời, nó cũng khiến con dễ chịu hơn, quên đi nỗi sợ hãi khi bị giật mình. Con sẽ ngủ ngon hơn.
Cha mẹ hãy dùng khăn nhúng nước ấm, vắt nhẹ nước sao cho khăn vẫn còn độ ẩm. Sau đó, ta lau người ở vùng nách và bẹn của bé. Lưu ý, ta nên thay khăn sau 2 – 3 phút một lần. Điều này giúp làm tăng hiệu quả hạ sốt.
3.3. Cho con uống nhiều nước
Mẹ đừng ngại bé uống nước ban đêm sẽ khiến con đi tiểu nhiều. Khi bị sốt cơ thể bé sẽ bị mất nước vì mồ hôi sẽ toát ra khỏi cơ thể. Khi đó mẹ cần cho bé uống bổ sung nước. Trong trường hợp bé còn bú hãy cho con bú nhiều hơn. Điều này là để bù lại phần nước con bị mất đi do sốt.
3.4. Đặt bé nằm nghiêng
Mẹ nên đặt bé nằm nghiêng, có thể cho con ôm chăn, gối bé vừa người. Điều này để con có cảm giác an toàn và không cảm thấy sợ hãi.
Ngoài ra, việc đặt bé nằm nghiêng cũng là một phương pháp hỗ trợ đường thở rất tốt. Khi ấy, đường thở sẽ được thông thoáng. Trong trường hợp trẻ có đờm hay dãi trong miệng cũng sẽ chảy ra ngoài dễ dàng. Từ đó, bé sẽ tránh được tình trạng chảy ngược lại vào đường thở gây nguy hiểm.
3.5. Sử dụng thuốc hạ sốt
Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt bé từ 38,5 độ C trở lên. Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C thì chưa cần uống hạ sốt. Khi đó, cha mẹ hãy áp dụng các biện pháp nêu trên.
Do vậy, khi trẻ bị sốt các bận cha mẹ hãy áp dụng lời khuyên trên. Nếu trong trường hợp bé vẫn sốt kéo dài và có dấu hiệu bất thường khác thì nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.
4. Cách phòng tránh trẻ bị sốt giật mình
Để phòng tránh tình trạng trẻ bị sốt kèm theo giật mình, ta cần lưu ý:
– Khi trẻ có dấu hiệu sốt, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện kiểm tra. Điều này giúp xác định được chính xác nguyên nhân và có phương pháp cắt cơn sốt nhanh chóng.
– Thực hiện các phương pháp làm mát cơ thể cho trẻ. Ví dụ như lựa chọn cho trẻ mặc những quần áo thoáng mát, không gian phòng thông gió, thoáng khí, …
– Khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, cha mẹ hãy cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp. (Nên dựa trên sự tư vấn của bác sĩ, không tự ý cho trẻ uống).
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.